bệnh bạch hầu là gì và cách phòng tránh
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Bệnh Bạch hầu là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh?

7 phút, 0 giây để đọc.

Bệnh bạch hầu là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Đây là loại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính. Gây ra bởi vi khuẩn Bạch hầu. Căn bệnh này xưa nay thường được bắt gặp trên trẻ em và số ít xảy ra ở những người lớn. Căn bệnh này lây lan qua sự tiếp xúc với dịch tiết tai mũi họng của người bệnh. Đặc biệt căn bệnh này dễ lây trong những nơi có điều kiện sống không đảm bảo.

Căn bệnh này đã có vắc xin phòng ngươi rất hiệu quả từ rất lâu. Chỉ đáng tiếc là trong các giai đoạn không ổn định về chính trị, xã hội. Có rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã không tiêm ngừa đầy đủ vắc xin dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao. Nếu bạn là bậc phụ huynh, bạn đang tìm kiếm thông tin và các câu trả lời xung quanh căn bệnh Bạch hầu cũng như loại vắc xin phòng ngừa thì xin mời bạn cùng Dautuso1.com tìm hiểu rõ thông qua bài viết sau đây.

Vì sao cần tiêm mũi chống bệnh Bạch hầu?

Do những biến động xã hội ở một số nước như Nga, Ucraina… đã làm gián đoạn việc tiêm chủng vắc xin bạch hầu cho trẻ em. trong những năm 80 của thế kỷ 20. Do đó, bệnh Bạch hầu đã phát triển và bùng nổ. Trở thành dịch lớn ở những nước này trong những năm 90 của thế kỷ 20. Năm 1994 ở Nga đã có hơn 39.000 người mắc bạch hầu.

Với 1.100 người chết và ở Ucraina có hơn 3.000 người mắc. Tuổi mắc bệnh chủ yếu là trên 15 tuổi. Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vắc xin Bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). Thì bệnh Bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, thành. Đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao. Do thực hiện tốt việc tiêm vắc xin Bạch hầu nên tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần.

bệnh bạch hầu là gì

Từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000. Bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ. Do không được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phòng bệnh. Thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch. Khi phát hiện sớm, bệnh có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh.

Hiểu thế nào về bệnh Bạch hầu?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn Bạch hầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch với bệnh.

Biểu hiện mắc bệnh Bạch hầu

Trong giai đoạn đầu, bệnh bạch hầu có thể bị nhầm lẫn với những đợt cảm lạnh thông thường với các biểu hiện như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản và có thể biểu hiện như một bệnh nhiễm trùng da. Các dấu hiệu bệnh bạch hầu thường bắt đầu từ 2 – 5 ngày sau khi một người bị nhiễm bệnh, bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Đau họng, ho, khàn tiếng
  • Chán ăn
  • Sau 2-3 ngày xuất hiện giả mạc có màu trắng ngà, xám hoặc đen trong cổ họng
  • Giả mạc dai, dính, dễ chảy máu
  • Khó thở, khó nuốt
  • Bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu cổ sưng to, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt

Vì sao bệnh Bạch hầu truyền nhiễm?

Vi khuẩn bạch hầu có tốc độ lây lan rất nhanh, chủ yếu là qua đường hô hấp. Bệnh có thể xâm nhập qua da, gây ra bạch hầu da. Có 2 cách lây truyền của bệnh bạch cầu:

  • Lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người sang người
  • Lây truyền gián tiếp khi tiếp xúc với vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân đã có thể lây nhiễm cho người khác.

con đường lây nhiễm bệnh bạch hầu

Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu là ở người bệnh và người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh Bạch hầu?

Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta. Do đó chúng ta có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  • Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
  • Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Trong thời gian qua một số bệnh nhân mắc bệnh Bạch hầu đã được phát hiện và cũng đã có trường hợp tử vong. Phòng bệnh Bạch hầu tốt nhất là bằng cách tiêm ngừa vắc xin.

Lịch tiêm phòng vắc xin Bạch hầu cho trẻ

STT Tuổi của trẻ Vắc xin sử dụng
1 Sơ sinh  Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh

Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao

2 02 tháng  Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 1 mũi 1(vắc xin 5 trong 1)

Uống vắc xin bại liệt lần 1

3 03 tháng  Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 1 mũi 2

Uống vắc xin bại liệt lần 2

4 04 tháng  Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3

Uống vắc xin bại liệt lần 3

5 09 tháng  Tiêm vắc xin sởi mũi 1
6 18 tháng  Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4

Tiêm vắc xin sởi – rubella (MR)

7 Từ 12 tháng tuổi

 Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1

 Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2

 (hai tuần sau mũi 1)

 Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3

 (một năm sau mũi 2)

8 Từ 2 đến 5 tuổi  Vắc xin Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao)

 (lần 2 sau lần một 2 tuần)

9 Từ 3 đến 10 tuổi  Vắc xin Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)

Lịch tiêm phòng cho phụ nữ tuổi sinh sản hoặc mang thai

Phụ nữ có thai;

nữ tuổi sinh đẻ

 Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vung nguy cơ mắc UVSS cao.

1 tháng sau mũi 1

6 tháng sau mũi 2 hoặc trong thời kỳ có thai sau

1 năm sau mũi 3 hoặc trong thời kỳ có thai sau

1 năm sau mũi 4 hoặc trong thời kỳ có thai sau

Lịch tiêm chủng thường xuyên trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Nguồn: bvndtp.org.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.