những lý do khiến trẻ bị nôn trớ
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Các biện pháp khắc phục buồn nôn và nôn trớ ở trẻ

5 phút, 2 giây để đọc.

Các bậc cha mẹ khi nuôi con nhỏ, chắc chắn sẽ phải trải qua rất nhiều lo lắng khi các bé bị đau ốm. Trong đó tình trạng trẻ nôn trớ là một biểu hiện thường gặp. Nó có thể đến từ tất nhiều nguyên nhân. Trong đó cha mẹ cho bé ăn, bú sai cách hoặc tình trạng nôn gây ra bởi các bệnh tật. Cha mẹ cần xác định rõ nguyên nhân, điều chỉnh kịp thời. Với việc trẻ trớ sữa, cha mẹ phải để trẻ nằm nghiêng.

Khi trẻ nôn, cha mẹ cần lau dọn sạch sẽ, nói chuyện với bé thật nhẹ nhàng để bé có cảm giác an toàn, không khóc quấy, dẫn đến nôn nhiều hơn. Đặc biệt cha mẹ cần chú ý, nếu trẻ nôn nhiều, bãi nôn có bất thường hoặc trẻ xuất hiện các biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng thì ngay lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám kịp thời. Hôm nay chúng ta sẽ cùng dautuso1 tìm hiểu chi tiết hơn về việc nôn trớ ở trẻ.

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ?

Trẻ nôn trớ là hiện tượng quá đỗi quen thuộc với bất cứ cha mẹ có con nhỏ nào. Vì nó xảy ra thường xuyên, liên tục, bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Nôn trớ có thể xảy ra khi trẻ vặn mình, khi trẻ cười đùa, thậm chí là vừa ăn xong…

làm thế nào khi trẻ bị nôn trớ

Nhưng chưa hẳn cha mẹ nào cũng biết cách chăm sóc khi trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày nhanh khỏi. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số cách chăm sóc trẻ nôn trớ hiệu quả các bậc phụ huynh nên tham khảo.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ

Thông thường trước khi nôn, trẻ sẽ có cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên các bé quá nhỏ chỉ biết than đau bụng, mệt, hoặc thấy khó chịu. Bé bị nôn trớ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tùy thuộc vào độ tuổi.

Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi

Ở lứa tuổi này, khó phân biệt trẻ bị nôn trớ là do trào ngược dạ dày thực quản hay do bệnh lý. Vì thế cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị nếu thấy trẻ bị nôn liên tục, nhiều lần và nghiêm trọng.

Bố mẹ cần lưu ý đôi khi nôn ói cũng là dấu hiệu của các tình trạng nguy hiểm như: tắc hoặc hẹp môn vị, lồng ruột, tắc ruột,… Nếu trẻ nôn kèm với sốt, nhiều khả năng bé đã bị nhiễm trùng ruột hoặc một nơi khác trong cơ thể.

Trẻ trên 12 tháng tuổi

Nguyên nhân phổ biến nhất là viêm dạ dày – ruột do siêu vi. Triệu chứng nôn ói thường xuất hiện đột ngột và cũng hết nhanh trong vòng 24 – 48 giờ. Các dấu hiệu khác của viêm dạ dày – ruột bao gồm: buồn nôn, tiêu chảy, sốt hoặc đau bụng.

Các nguyên nhân khác có thể kể đến là do trẻ ăn thực phẩm bẩn, ngậm tay hay các đồ vật bị nhiễm khuẩn. Khi người lớn lưu trữ hoặc chuẩn bị thực phẩm không đúng cách cũng sẽ khiến bé bị ngộ độc thực phẩm.

Trẻ lớn bị nôn ói còn có thể là do: trào ngược dạ dày, loét dạ dày tá tràng, tắc hoặc lồng ruột, nôn theo chu kỳ, nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, viêm ruột thừa, tụy…

Vì sao trẻ nôn nhiều lần trong ngày?

Sử dụng sai phương pháp chăm sóc trẻ

  • Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn quá ngưỡng.
  • Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách. Làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dầy gây nôn trớ.
  • Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay, quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt

nguyên nhân dẫn đến nôn trớ ở trẻ

Trẻ bị một số bệnh dẫn tới nôn trớ

Trẻ ăn hay nôn trớ có thể là do bé đã bị mắc một số bệnh như sau:

  • Các bệnh nhiễm khuẩn: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm họng, viêm phổi, viêm màng não… Thường kèm theo sốt hoặc không, chảy nước mũi và ho. Khi nhiễm bệnh cơ thể trẻ mệt mỏi, chán ăn, có thể sốt, khó thở… dẫn đến nôn trớ
  • Trẻ mắc các bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột. Nó khiến trẻ nôn trớ kèm theo những cơn đau bụng quằn quại, đi ngoài ra máu, bụng căng trướng…

Làm thế nào để chăm sóc trẻ bị nôn trớ?

  • Nếu trẻ trớ sữa thì nên cho trẻ nằm nghiêng sang một bên để khi trớ không bị sặc chất nôn vào phổi. Sau đó, nhẹ nhàng lau sạch chất tiết ở mũi miệng trẻ
  • Nên nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ để trẻ bớt sợ hãi và quên đi cảm giác nôn. Đồng thời vuốt lưng và ngực cho trẻ theo chiều từ trên xuống để hạn chế nôn tiếp
  • Sau khi trẻ nôn các mẹ nên lau mặt, thay quần áo. Cho trẻ súc miệng ở trẻ lớn hoặc rơ sạch miệng đối với trẻ nhỏ. Để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.
  • Sau khi nôn trớ cha mẹ không nên cố gắng ép trẻ ăn. Như vậy không chỉ khiến trẻ thêm mệt mỏi mà còn phản tác dụng khiến trẻ quấy khóc, nôn trớ nhiều hơn. Giúp bé ngủ cũng là một cách để bé hồi phục sức khỏe sau nôn.
  • Trong trường hợp trẻ nôn nhiều, liên tục. Hoặc nôn trớ kèm các biểu hiện như sốt, co giật, lơ mơ, đau bụng quằn quai, dịch nôn bất thường có màu xanh hoặc nâu. Có dấu hiệu mất nước như trẻ đừ, uống háo hức, chưa tiểu trong vòng 5 – 6h … Thì cần đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Nguồn: bvndtp.org.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.