sự ảnh hưởng của bụi mịn
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Cách hạn chế ảnh hưởng của bụi mịn tới sức khỏe

4 phút, 49 giây để đọc.

Chất lượng không khí tại Việt Nam đang liên tục nằm trong mức độ cảnh báo. Các thông số quan trắc đo được đều cho ra những con số rất thấp. Trong đó có các chỉ số về bụi mịn PM2.5 và PM10. Những loại bụi này mang theo nhiều kim loại nặng và bay lơ lửng trong không khí với mật độ dày đặc. Nó là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể con người.

Trong đó có những căn bệnh có thể dẫn đến những di chứng nặng nề hoặc tử vong cho người hít phải. Với tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng tại các thành phố lớn. Đâu là biện pháp phòng chống bụi mịn hiệu quả. Bên cạnh việc phòng chống, Vấn đề nâng cao ý thức của người dân cũng vô cùng quan trọng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng dautuso1 tìm hiểu chi tiết về bụi mịn, nguyên nhân gốc rễ, tác hại cũng như cách phòng chống.

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong sớm, khiến bệnh tim và phổi nặng hơn. Các triệu chứng hô hấp gia tăng, góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe đặc biệt là trẻ em và người già. Do đó mỗi người cần biết cách bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường, khí thải bụi mịn đang xuất hiện dày đặc.

Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí là quá trình nhiều tác nhân hóa học, vật lý hoặc sinh học làm thay đổi các đặc tính tự nhiên của không khí mà con người đang hít thở ở trong nhà hoặc ngoài trời. Các chất gây ô nhiễm được chứng minh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng bao gồm:

  • Hạt vật chất, hay còn gọi là bụi mịn (PM);
  • Ozone (O3);
  • Nitơ dioxide (NO2);
  • Sulfur dioxide (SO2).

tổng quan về bụi mịn

Đặc biệt, những hạt vật chất có đường kính nhỏ hơn 10 và 2,5 micron (PM10 và PM2,5). Có nguy cơ gây ra rủi ro cho sức khỏe con người bằng cách xâm nhập sâu vào đường phổi và đi vào máu, dẫn đến các bệnh lý về tim mạch và hệ hô hấp. Vào năm 2013, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư của WHO (IARC) đã phân loại ô nhiễm không khí ngoài trời và các hạt vật chất bụi mịn thuộc nhóm chất gây ung thư

Đánh giá chất lượng không khí tại Việt Nam

Theo thống kê Trung tâm Quan trắc môi trường Việt Nam. Trong thời gian từ 27/9 đến 02/10 năm 2019, chất lượng không khí tại Hà Nội tiếp tục có những diễn biến xấu. Giá trị trung bình 24 giờ của thông số PM2.5 đều vượt ngưỡng cho phép quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT.

Vì sao gọi PM10 và PM 2.5 là bụi mịn?

Bụi là một hỗn hợp phức tạp chứa các hạt vô cơ và hữu cơ ở dạng lỏng. Hoặc rắn bay lơ lửng trong không khí; bao gồm sulfate, nitrat, amoniac, natri clorua, cacbon đen, bụi khoáng và nước .Bụi hay hợp chất có trong bụi được gọi chung là Particulate Matter – ký hiệu PM.
Các hạt bụi mịn có kích thước siêu vi được biết đến nhiều nhất là:

  • PM10 – Các hạt bụi có kích thước đường kính từ 2.5 tới 10 µm (µm là viết tắt của micromet, kích thước bằng một phần triệu mét).
  • PM2.5 – Các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm.

Bụi mịn ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

  • Người khỏe mạnh tiếp xúc nhiều trong môi trường không khí như vậy có thể bị: nghẹt mũi, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản
  • Nếu phải tiếp xúc với môi trường không khí kém trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến phổi.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD)
  • Hen phế quản
  • Viêm phế quản đã kiểm soát bệnh tốt. Nhưng khi gặp môi trường không khí ô nhiễm dễ xuất hiện tình trạng bệnh trở lại…

Cần làm gì để cải thiện chất lượng không khí?

  • Giam thiểu triệt để các nguồn gốc sinh ra và phát tán bụi: đốt chất thải, người dân đốt rẫy tự phát…
  • Hạn chế sử dụng các chất khí đốt gây hại môi trường, tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng
  • Lựa chọn khẩu trang thích hợp khi đi ra đường.

cần làm gì để cải thiện không khí?

Theo nghiên cứu gần đây của trường Đại học Thammasat của Khoa sức khỏe cộng đồng đã đưa ra các khuyến cáo về sử dụng khẩu trang [1]:

  • N95 hiểu nôm na con số 95 là số bụi được lọc sạch. Theo nghiên cứu thì N95 có khả năng lọc tới 99.59% số bụi. Tuy nhiên, giá thành đắt và không phải nơi nào cũng có điều kiện.
  • Khẩu trang y tế – 66.37% – chỉ lọc 2/3 bụi và phần lớn dân số đang xài loại này.
  • Sử dụng cùng lúc 2 khẩu trang y tế với 89.75% bụi được lọc
  • Khẩu trang y tế + 1 lớp khăn giấy – loại này lọc ngang ngửa N95 với 98.05% được lọc.
  • Khẩu trang y tế + 2 lớp khăn giấy – cho kết quả lọc được bụi kém hơn. Nguyên nhân là do 2 lớp khăn giấy quá dày. Khiến các mép của khẩu trang không sát với da Vì thế, dòng không khí nhiều và bụi vẫn qua được

Khoa sức khỏe cộng đồng mới nhất Đại học Thammasat của Tiến sĩ Thaweesuk Panpheng. Phó Trưởng khoa Hành chính Khoa sức khỏe cộng đồng

Nguồn: bvndtp.org.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.