Gia Đình Lối Sống

Cách trở thành cha mẹ tốt và thông thái

3 phút, 39 giây để đọc.

Một trong những chức danh thiêng liêng đó chính là làm cha mẹ. Làm sao để trở thành cha mẹ tốt, cùng con trẻ chia sẻ những nỗi buồn vui trong cuộc sống là nỗi trăn trở của nhiều bậc phụ huynh. Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái sẽ không quá lớn nếu bạn biết dung hòa và lắng nghe.

Có những sai lầm trong cách cư xử của trẻ nhỏ bắt nguồn từ cách dạy dỗ của cha mẹ. Vậy làm sao để trở thành cha mẹ tốt, mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để giúp mối quan hệ của bạn và con cái trong gia đình ngày càng thêm gắn kết nhé.

Các bậc cha mẹ nên tâm sự, chia sẻ với con mình

Theo một bài nghiên cứu của các chuyên gia thuộc MIT và Harvard, Mỹ, năm 2018. Giao tiếp qua lại với cha mẹ rất có lợi cho việc phát triển ngôn ngữ, tư duy và tính cách của trẻ.

Các bậc cha mẹ nên tâm sự, chia sẻ với con mình

Một trong những cách đơn giản nhưng ý nghĩa nhất khi bắt đầu trò chuyện là nhìn thẳng vào mắt con. Hành động này sẽ cho trẻ cảm giác cha mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe và tự tin trò chuyện với bạn.

Động viên con trẻ thực hiện ước mơ

Một trong những thông điệp mạnh mẽ nhất của doanh nhân Walt Disney là “Nếu bạn có thể mơ ước, bạn sẽ làm được”. Làm cha mẹ; quan trọng là phải khuyến khích con có ước mơ và có hoài bão. Hãy thể hiện bạn ủng hộ tài năng và sở thích của con; đồng thời giúp trẻ đạt mục tiêu. Càng được cha mẹ ủng hộ, trẻ càng phát triển tốt hơn.

Cha mẹ tốt nên dạy trẻ từ việc nhỏ nhất

Cha mẹ là giáo viên đầu tiên của trẻ; từ phát triển thói quen tốt đến quan sát, học hỏi môi trường xung quanh… Cha mẹ không chỉ có nghĩa vụ nuôi, mà phải dạy dỗ con. Hãy đọc sách cho con trước khi đi ngủ hoặc vui chơi cùng trẻ; giúp cuộc sống và trải nghiệm của con phong phú hơn. Giúp con cảm nhận được tình yêu, thời gian và sự quan tâm của cha mẹ.

Cha mẹ tốt nên dạy trẻ từ việc nhỏ nhất

Cha mẹ nên đồng hành và khích lệ trẻ

Cha mẹ có bổn phận phải bảo vệ và chu cấp cho con cái; nhưng bảo vệ quá mức và luôn nhượng bộ theo ý con sẽ có thể biến đứa trẻ thành một người xấu tính. Nuông chiều con quá mức cũng góp phần hình thành nhân cách của một đứa trẻ nói dối, thích lôi kéo, sợ rủi ro và trải nghiệm mới.

Cha mẹ phải biết khi nào nên lùi lại để con tự quyết định, hành động và tìm hiểu mọi thứ. Bạn cũng phải nhớ khi thất bại; lần sau con sẽ biết cách làm tốt hơn.

Lắng nghe và tập thấu hiểu những gì trẻ nói

Giao tiếp cởi mở với con cái là việc hết sức quan trọng. Vì vậy, bạn nên nhớ dừng mọi việc đang làm để lắng nghe khi trẻ tìm gặp bạn với những thắc mắc hoặc băn khoăn. Ngoài ra, đừng quên thể hiện sự quan tâm dành cho con cái và đồng hành cùng con trong cuộc sống. Đây cách giúp trẻ thoải mái tìm đến bạn khi có vấn đề, bất kể to hay nhỏ.

Lắng nghe và tập thấu hiểu những gì trẻ nói

Chú ý lắng nghe để trẻ cảm thấy được quan tâm. Bạn nhớ nhìn con trong khi con đang nói và cho trẻ biết bạn luôn lắng nghe bằng cách gật đầu cùng với việc nói những câu khẳng định như “Vậy à”, “Mẹ hiểu rồi” hoặc “Con kể tiếp cho bố nghe với”. Khi đến lượt bạn nói, hãy diễn đạt lại những gì bạn vừa nghe trước khi phản hồi. Ví dụ, bạn có thể nói “Có vẻ như con muốn nói là công việc nhà của tuần này được phân chia không đồng đều”.

Thử dành một khoảng thời gian nhất định để trò chuyện với từng người con mỗi ngày. Chẳng hạn như trước khi đi ngủ, trong lúc ăn sáng hoặc khi đón con sau giờ học. Hãy trân trọng khoảng thời gian này và tránh xem điện thoại hoặc phân tâm.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.