Bạo hành gia đình sẽ gây tổn hại đến hạnh phúc gia đình
Đời Sống Văn Hóa

Cần điều chỉnh lại nhận thức về bạo hành gia đình

7 phút, 6 giây để đọc.

Chắc hẳn độc giả vẫn còn nhớ vụ việc “võ sư” Nguyễn Xuân Vinh có hành vi bạo hành vợ. Đây là câu chuyện gây phẫn nộ không chỉ với những người phụ nữ mà còn với cả cánh đàn ông. Đối với người ngoài, ai cũng sẽ thấy được hành vi đó rất đáng để lên án. Tuy vậy, “võ sư” Nguyễn Xuân Vinh lại thanh minh như không rằng Vinh chỉ tát vài cái. Và đây là việc vợ chồng mâu thuẫn bình thường chứ không phải vấn đề gì to tát. Lời thanh minh này không những không làm giảm nhẹ sự phẫn nộ. Mà còn khiến người dân quyết liệt hơn và yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc. Bài học để mọi người rút ra ở đây là gì? Hãy cùng dautuso1 tìm cách đúng đắn để gìn giữ hạnh phúc 1 gia đình.

Tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam

Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động và trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Bạo lực gia đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế,… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng.

Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà còn có ở các gia đình học vấn cao. Không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt. Và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm.

Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến là 1 phần nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực gia đình

Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới. Đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội. Tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình – “một điều nhịn là chín điều lành”,…

Đừng im lặng trước những hành vi bạo lực

Những vụ đánh đập phụ nữ dã man xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây đang làm cộng đồng phẫn nộ. Xem những hình ảnh, những đoạn clip được chia sẻ trên mạng. Thấy họ hành xử với nhau như kẻ thù. Cứ nhìn những nắm đấm vung thẳng vào đầu vào mặt. Những cái tát, đòn đánh “có nghề”. Những vết thương gãy tay, vỡ nền sọ, chấn thương bầm dập; rách nát trên cơ thể nạn nhân. Thấy kẻ đánh hình như đã mất hẳn nhân tính. Sự dã man tàn bạo bị đẩy quá giới hạn.

Clip chồng “võ sư” đánh vợ dã man dù vợ đang bế con 2 tháng tuổi ngày 27.8. Thổi thêm làn sóng phẫn nộ của cộng đồng mạng và dư luận xã hội; trước vấn nạn bạo hành phụ nữ hiện nay. Một người vợ mới sinh con 2 tháng, một người vợ khác đang có thai 26 tuần; họ đều phải nhập viện do chồng đánh. Chuyện vợ chồng cãi cọ, đánh vợ có vài cái,… Nghe thì biết, chuyện đánh đập trong nhà họ đã là chuyện bình thường. Xảy ra nhiều lần, vết thương cũ chưa lành, trận đòn mới đã ập đến.

Vấn nạn bạo hành gia đình

Rõ ràng cách lý giải trên của người chồng võ sư khi có những hành vi bạo hành vợ. Cho thấy một thực tế hiện nay có rất nhiều người đã không nhận thức đúng; về các hành vi bạo hành gia đình là vi phạm pháp luật. Coi những hành vi bạo hành của mình là đương nhiên. PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng: “Dẫn tới hành vi bạo hành vợ. Nhiều người vẫn không hiểu đó là bạo hành gia đình. Khi họ cho rằng mắng mấy câu, tát hay đánh mạnh vợ lúc nóng; đều không phải là bạo hành”.

Nhiều người biện minh cho hành vi bạo lực gia đình của mình

“Hoặc cũng có người ý thức được hành vi của mình là không đúng. Nhưng cố tình không nhận lỗi và tìm đủ các lý do biện minh. Sự lên án mạnh mẽ trong dư luận xã hội. Cũng như sự can thiệp, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng. Đối với các hành vi bạo hành trong gia đình chắc chắn sẽ phần nào cảnh tỉnh những hành vi vi phạm pháp luật. Cũng như nguy cơ bạo hành gia đình”.

Chị L đã xin hòa giải và rút đơn tố cáo chồng. Và trước áp lực của dư luận xã hội, động thái từ cơ quan chức năng. “Võ sư” Nguyễn Xuân Vinh đã có đơn cam kết với cơ quan công an. Sẽ không có hành động, lời nói đe dọa; khủng bố tinh thần và người thân gia đình chị L. Trong bản cam kết, Vinh thừa nhận hành vi bạo hành vợ hôm 26.8 là sai trái. Vinh rất ân hận và cam kết sẽ hợp tác, hỗ trợ chị L nuôi dạy hai con,…

Phụ nữ cần được an toàn

Nạn nhân của các bạo lực gia đình không phải ai cũng biết tự đứng lên để bảo vệ quyền lợi của mình. Không ít người phụ nữ đã chọn con đường chấp nhận bạo hành và giữ im lặng. Có rất nhiều lý do khiến người phụ nữ chịu đựng bạo hành. Như điều kiện kinh tế phụ thuộc, sợ bị đuổi ra khỏi nhà; sợ chồng đe dọa lấy mất quyền nuôi con, đến tính mạng hoặc thân nhân; sợ điều ra tiếng vào từ dư luận làm tổn thương đến danh dự của mình và gia đình,…

PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng khi cuộc sống gia đình đã trở thành “địa ngục”; không thể cứu vãn được nữa. Thì người vợ bị chồng bạo hành không nên duy trì hôn nhân. Mặt khác, khi bị bạo hành, nạn nhân phải tự mình phản kháng. Chứ không thể chỉ trông chờ vào những người xung quanh.

Kinh nghiệm là phải phản kháng ngay từ đầu khi mức độ bạo hành còn nhẹ. Chứ không để đến lúc mức độ bạo hành đã trở nên nghiêm trọng. Gần đây, với sự trợ giúp của mạng xã hội, sự vào cuộc các cơ quan chức năng. Đã giúp cho người dân ý thức hơn về mức độ nghiêm trọng của các hành vi bạo hành gia đình, nâng cao nhận thức của toàn xã hội. Đối với các hình thức bạo lực gia đình. Tạo không gian an toàn hơn cho phụ nữ.

Biện pháp phòng chống vấn nạn bạo lực gia đình

Bà Lê Thị Phương Thúy – Trưởng phòng Tư vấn và Hỗ trợ phát triển (Trung tâm Phụ nữ và Phát triển). Cho rằng biện pháp tốt nhất để phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay. Là tăng cường tuyên truyền giáo dục. Để người phụ nữ hiểu được mình đang bị bạo lực. Và thấy được trách nhiệm của bản thân cần phải lên tiếng; và trình báo chính quyền địa phương khi bị bạo hành.

Tăng cường tuyên truyền giáo dục đúng đắn là 1 cách để phòng chống nạn bạo hành

Tuyên truyền để các ban ngành, đoàn thể ở địa phương phải vào cuộc. Giải quyết các vụ bạo hành gia đình. Chứ không nên quan niệm đó là chuyện nội bộ gia đình. Hiện nay, đang có rất nhiều sự giúp đỡ những người bị bạo hành. Vấn đề chỉ còn ở chính những người bị bạo hành. Lời khuyên được nhắc đến rất nhiều đối với những người bị bạo hành. Là nhẫn nhịn chịu đựng không phải là cách để gia đình có được hạnh phúc.

Trong những năm gần đây; trước mỗi vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ trong gia đình. Cả xã hội đều lên tiếng phê phán. Các cơ quan chức năng cũng thực hiện nhiều giải pháp can thiệp, xử lý. Tuy vậy, tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em vẫn diễn biến phức tạp. Để khắc phục, đã đến lúc cả xã hội phải vào cuộc với tinh thần: Lên tiếng phản ánh đi đôi với hành động bảo vệ.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.