Gia Đình Lối Sống

Cha mẹ cần làm gì để dạy con trẻ tránh nói dối?

6 phút, 17 giây để đọc.

Nói dối là thói quen xấu ở trẻ, nếu phụ huynh không dạy con trẻ cách trung thực thì tình trạng nói dối sẽ hình thành thói quen. Ngay từ bé, các bậc phụ huynh nên dạy trẻ ý thức được tác động tiêu cực của việc nói dối và dạy trẻ kỹ năng giao tiếp cần thiết.

Để trẻ học được phẩm chất trung thực từ bé. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số cách dạy trẻ dưới đây. Hy vọng, sẽ giúp trẻ nhà bạn phát triển tư duy tốt hơn, mối quan hệ giao tiếp giữa cha mẹ và con cái càng thêm gắn kết.

Cha mẹ hãy là hình mẫu để cho trẻ

Một trong những cách hiệu quả nhất để dạy trẻ không nói dối là làm gương tốt. Trẻ em sẽ mô hình hóa các hành vi của cha mẹ hoặc người chăm sóc chúng. Nếu chúng thấy bạn nói dối thường xuyên, chúng sẽ lớn lên và tin rằng hành vi này là đúng đắn. Nếu nhân viên thu ngân trả lại bạn tiền lẻ và vô tình đưa nhầm cho bạn thêm 20 nghìn, bạn sẽ trả lại hay giữ lại?

Cha mẹ hãy là hình mẫu để cho trẻ

Hành vi của bạn nói lên nhiều hơn những gì bạn nói. Nếu bạn giữ số tiền đó và vô tình để cho con trẻ nhìn thấy hành động ấy, chúng sẽ tin rằng không trung thực là được phép, nếu điều đó có lợi. Điều cần làm là trả lại tiền cho nhân viên thu ngân và làm gương cho con cái. Con bạn sẽ thấy rằng trung thực là phẩm chất tốt nhất.

Con cái của bạn cũng đang theo dõi bạn. Chúng không chỉ học hỏi từ bạn, mà họ còn đang tìm hiểu về bạn. Nếu bạn quan tâm đến những gì con bạn nghĩ về bạn và tính cách của bạn; hãy hình thành phẩm chất trung thực trong lời nói và hành động của mình.

Dạy con trẻ tính cách trung thực, tránh thô lỗ

“Trang phục của bạn là thứ xấu xí nhất mà tôi từng thấy.” Nó có thể là sự thật, nhưng chẳng một ai thật sự cần những năng lượng tiêu cực đó trong cuộc sống của họ cả. Chỉ vì bạn nghĩ rằng điều gì đó đúng, không có nghĩa là nó cần phải được nói ra.

Dạy con trẻ tính cách trung thực, tránh thô lỗ

Trẻ em cần học cách phân biệt những điều nên và không nên được nhắc tới. Nếu thông tin sẽ làm tổn thương cảm xúc của ai đó và không cần thiết; thì có thể không cần phải nói. Hãy chỉ cho cách xem xét hoàn cảnh để đưa ra lời nói phù hợp nhất. Thử trải nghiệm bằng cách đóng vai vào một số tình huống và hỏi chúng nên làm gì trong mỗi tình huống đó.

Nói cho trẻ biết hậu quả của việc nói dối

Bạn muốn dạy con không nói dối, ngay cả khi điều đó khiến chúng gặp khó khăn. Bạn phải chịu hậu quả khi cố tình nói dối, đặc biệt là khi sự thật có thể khiến con bạn gặp rắc rối. Hãy cho họ biết rằng trung thực luôn đem đến sự khoan hồng trong mọi tình huống.

Nói cho trẻ biết hậu quả của việc nói dối

Bạn có thể đặt ra luật lệ rằng nếu con bạn nói dối về những gì đã xảy ra, thì chúng sẽ nhận được hình phạt gấp đôi. Một hình phạt (một ngày không chơi máy tính bảng) cho hành vi xấu và một hình phạt thứ hai cho hành vi nói dối (hai ngày không chơi máy tính bảng). Trẻ em sẽ có xu hướng nói thật; nếu chúng biết rằng việc nói dối sẽ chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với chúng về lâu dài.

Thường xuyên khen ngợi khi trẻ làm được việc tốt

Nếu bạn đã gọi con mình là kẻ nói dối, hãy bắt đầu làm việc để đảo ngược hình ảnh này trong tâm trí chúng. Tìm ra những trường hợp con bạn thật sự trung thực và thật thà. Nói với chúng rằng chúng là một đứa trẻ ngoan và không phải người nói dối. Làm điều này lặp đi lặp lại để củng cố hành vi nói thật tích cực của con.

Thường xuyên khen ngợi khi trẻ làm được việc tốt

Sử dụng sự củng cố tích cực bằng cách khen ngợi con bạn khi chúng trung thực; đặc biệt là trong những tình huống khó khăn. Nếu chúng làm bài kiểm tra bị điểm kém, thì hãy khen con vì đã chia sẻ sự thật với bạn. Hãy cho đứa trẻ biết rằng bạn đánh giá cao sự trung thực của chúng hơn những lỗi lầm nhỏ bé chúng gây ra; bạn có thể giúp con học tập tốt hơn cho kỳ thi tiếp theo.

Giáo dục cho trẻ cách sửa chữa sai lầm

Mọi người đều mắc sai lầm trong cuộc sống. Không ai là hoàn hảo cả. Chúng ta cần cho con cái biết rằng chúng ta không mong đợi sự hoàn hảo từ chúng. Chúng ta muốn con thành thật khi chúng mắc lỗi để chúng ta có thể hiểu và giúp đỡ chúng vượt qua những vấp ngã cuộc đời đó. Chúng ta chỉ có thể cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ khi mọi thứ thật tường mình và hiểu được suy nghĩ của con cái lúc đó. Nếu không, chẳng một ai đủ sự sẵn sàng để giúp đỡ con cái của mình cả.

Giáo dục cho trẻ cách sửa chữa sai lầm

Cho phép con bạn nói sự thật. Đôi khi, trẻ có những phản ứng bốc đồng và sẽ nói dối trước khi suy nghĩ. Trong những tình huống này, bạn có thể nói, “Bây giờ bố/mẹ sẽ cho con thêm mười phút để suy nghĩ lại về mọi chuyện đã xảy ra, và sau đó chúng ta sẽ có cuộc trò chuyện này một lần nữa, được không?” Sau đó, bạn có thể quay lại cuộc trò chuyện sau mười phút và cho chúng cơ hội nói sự thật — một lần nữa; nhắc con bạn rằng nếu chúng nói sự thật thì mức độ hình phạt sẽ được giảm bớt.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nói dối ở trẻ

Khi phát hiện con nói dối, cha mẹ đừng vội mắng chửi con ngay. Nói dối hẳn nhiên không phải là vấn đề nhỏ. Nói dối tạm chia thành ba loại:

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nói dối ở trẻ

  • Thông tin nói dối có nhiều điểm có lợi cho người nói.
  • Nói giảm nói tránh để người nghe đỡ bị tổn thương.
  • Sử dụng thông tin sai để bao biện cho lỗi lầm của chính mình.

Nhiều khi trẻ nói dối nhưng hoàn toàn không nhận thức được mình đang nói dối. Lý do bao gồm:

  • Trẻ thường tự xây dựng cho mình một thế giới tưởng tượng. Trong thế giới đó, đôi khi trẻ là công chúa, nàng tiên hoặc siêu nhân. Vì thế, nhiều khi con thốt ra một câu nói dối rất tự nhiên vì lúc đó con đang ở trong thế giới tưởng tượng của mình; chứ không phải ngoài đời thực.
  • Khi bị cha mẹ chất vấn về tội lỗi gây ra, con luống cuống nên nghĩ ngay ra cái gì đó để bao biện cho chính mình. Đây chính là hành động tự vệ.
  • Con nghe bố mẹ, người xung quanh nói dối và con học theo. Trẻ nhỏ bắt chước rất nhiều nên việc học theo người lớn mà nói dối cũng không phải chuyện hiếm.

Nguồn: vov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.