Bộ phim thiếu nhi Trạng Tí phiêu lưu ký mang chủ đề rất nhân văn là trí tuệ của trẻ em, lòng can đảm, về tình bạn, tình mẫu tử. Nó được thể hiện hoành tráng như một diện mạo của phim bom tấn, có yếu tố siêu nhiên, sử dụng kỹ xảo đồ họa đắt đỏ. Câu chuyện phiêu lưu đã chắp cánh ước mơ làm một bộ phim thiếu nhi bom tấn đúng nghĩa của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân với kinh phí 43 tỷ đồng.
Phim cũng ẩn chứa nhiều ý đồ riêng và cách xây dựng nhân vật, kịch bản có sự học hỏi, trau dồi từ Hollywood của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, dựa trên các nguyên mẫu nhân vật từ bộ truyện tranh nổi tiếng Việt Nam “Thần đồng đất Việt”. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bộ phim bom tấn của thiếu nhi này nhé.
Mục lục
Trạng Tí phiêu lưu ký thông báo khởi chiếu tác phẩm vào dịp lễ 30.4 năm nay
Sau hơn 2 tháng hoãn chiếu vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân khiến fan thích thú khi thông báo ngày khởi chiếu của Trạng Tí phiêu lưu ký. Dự kiến, bộ phim sẽ ra mắt khán giả vào dịp lễ 30.4 sắp tới.
Trước đó, tác phẩm được mong đợi ra mắt vào dịp tết Tân Sửu nhưng đành phải lỡ hẹn vì dịch bệnh. Chia sẻ về sự việc, Ngô Thanh Vân bộc bạch: “Có nói gì đi chăng nữa thì sức khỏe của mọi người vẫn là quan trọng nhất. Tôi tin đây sẽ là cách tốt nhất vào thời điểm này cho bộ phim và cũng tin là chúng ta sẽ lại mạnh mẽ vượt qua đợt dịch lần này một cách nhanh chóng”.
Từ khi công bố dự án đến nay; Trạng Tí phiêu lưu ký liên tiếp vướng nhiều ồn ào khiến khán giả hoài nghi về tác phẩm của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh. Tuy nhiên, tại buổi công chiếu cho báo giới và giới phê bình; tác phẩm cũng nhận về nhiều tín hiệu tích cực.
Công cuộc tìm cha đầy khó khăn trong “Trạng Tí”
Tác phẩm lấy cảm hứng từ truyện Thần đồng đất Việt
Sau hai lần hoãn vì dịch, tác phẩm ra mắt dịp 30/4; đối đầu Thiên thần hộ mệnh của Victor Vũ. Lấy cảm hứng từ truyện tranh Thần đồng đất Việt (họa sĩ Lê Linh). Phim không giữ nguyên tình tiết trong tác phẩm gốc; mà chọn kịch bản xoay quanh câu chuyện thân thế của Tí và phát triển theo thể loại phiêu lưu – hành trình.
Tí vốn nổi tiếng thông minh ở làng Phan Thị. Song vì gia đình nghèo, không có cha, cậu thường bị khinh khi. Một ngày, Tí cùng nhóm bạn Sửu, Dần, Mẹo quyết tâm lên đường tìm thầy Thích Thông Tuệ ở chùa Phật Quang để biết cha cậu là ai. Trên đường đi, nhóm trẻ gặp nhiều hiểm nguy như bị bắt cóc. Thậm chí đối đầu với nhóm cướp, bị lừa đến đền Thần Hổ.
Trạng Tí được đầu tư chăm chút về hình ảnh
Phim ghi điểm ở phần bối cảnh, dàn dựng. Là tác phẩm có kinh phí cao nhất trong các phim Ngô Thanh Vân từng sản xuất. Trạng Tí được đầu tư, chăm chút khâu hình ảnh. Không gian làng Phan Thị – nơi ở của các nhân vật chính – được dựng lên; khắc họa cuộc sống miền quê với mái nhà tranh, cầu tre, quán xá, lễ hội đình làng…
Êkíp nỗ lực thay đổi nhiều địa điểm ghi hình từ Bắc đến Nam. Cụ thể như đầm Vân Long (Ninh Bình), cây gạo thôn Đoài (Bắc Ninh); chùa Keo (Thái Bình), vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Đồng Nai)… Đạo diễn có nhiều góc đại cảnh chuyển tải vẻ non nước hữu tình. Từ đồng ruộng cò bay thẳng cảnh, khu rừng nguyên sinh âm u; đến bậc thang đá cổ kính lên chùa – nơi nhóm trẻ tìm gặp Thích Thông Tuệ.
Bộ phim được sử dụng nhiều kỹ xảo bắt mắt
Phần kỹ xảo góp phần tạo nên nhiều thước phim có hình ảnh thu hút khán giả. Đồng thời là bước tiến so với Tấm Cám (2016) – phim cùng thể loại của Ngô Thanh Vân. Đầu phim là trường đoạn bằng hoạt hình 3D. Nó kể câu chuyện Tí vốn xuất thân là thần Văn Tinh Quân bị đày xuống hạ giới.
Ở cảnh mẹ Tí hoài thai cậu sau khi một tia sét đánh xuống tảng đá giữa làng. Hàng nghìn đóa sen giữa hồ bung nở và tỏa sáng, gợi cảm giác huyền bí. Càng về cuối, phim càng dụng công trong kỹ thuật CGI. Ít nhiều tạo liên tưởng đến một số tác phẩm thuộc dòng fantasy (kỳ ảo) ở Hollywood.
Diễn xuất tương đối tròn trịa của các diễn viên nhí đem đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem. Bốn nhân vật được định hình với tính khác biệt. Tí Sún thông minh, đa cảm. Dần Béo hồn hậu, thương người. Sửu Ẹo nhút nhát, mít ướt. Cả Mẹo tự phụ, hay khoe khoang. Cách các nhân vật đối đáp; trong các cảnh gây cười theo lối hài tình huống, tạo cảm giác chân thật.
Bộ phim lấy đi nước mắt của nhiều người xem
Khác với nhiều phim thiếu nhi, tuyến phản diện của Trạng Tí không bị một màu mà được xây dựng có chiều sâu. Mùi (Kim Thư) – con gái của tướng cướp trong băng Ngũ Hổ – có câu chuyện riêng, nhờ vậy tạo đồng cảm với khán giả. Cuối phim, Kim Thư đẩy được cảm xúc; lấy nước mắt người xem qua một cảnh đậm tình cha con.
Thời lượng gần hai tiếng với nhiều tình tiết ôm đồm là điểm trừ. Nỗ lực đưa những câu đố trí tuệ vào kịch bản. Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đôi lúc khiến nhịp phim chùng xuống. Hai phần ba đầu của phim, kịch bản tập trung khắc họa tài thông minh của Tí. Do đó nó tạo nên cảm giác dài dòng. Chi tiết Trạng Tí bảo bạn bè múc nước đổ đầy giếng để lấy bưởi cũng gây tranh cãi về kiến thức khoa học. Câu đố sinh tử cuối phim chỉ được giải thích qua loa. Một số tình tiết – như phân cảnh nhóm bạn gặp hai cha con người lạ giữa đường; nó không đóng góp nhiều với câu chuyện chính.
Phần âm nhạc mang sắc thái vui tươi
Phần âm nhạc – qua bàn tay Đức Trí – gây ấn tượng ở sắc thái vui tươi, hồn nhiên. Đoạn nhóm bạn thi tài với băng cướp trong rừng giúp phim tăng không khí sôi động nhờ dàn dựng vũ đạo hợp lý. Tuy vậy, như lối mòn của nhiều phim Việt. Tác phẩm có phần lạm dụng nhạc không lời để “mồi” cảm xúc người xem; nhất là ở các cảnh bi.
Trước khi ra mắt, Trạng Tí bị một nhóm khán giả đòi tẩy chay. Vì cho rằng êkíp vi phạm quyền tác giả khi làm việc với công ty Phan Thị – chủ sở hữu bản quyền truyện tranh Thần đồng đất Việt. Thay vì hợp tác với họa sĩ Lê Linh – cha đẻ bộ truyện. Nhà sản xuất khẳng định quá trình mua bản quyền; thực hiện bộ phim đúng theo pháp luật. Giải thích Lê Linh chỉ có quyền tác giả với bốn nhân vật của truyện tranh. Còn quyền sở hữu vẫn là công ty Phan Thị.
Sự việc khiến Ngô Thanh Vân và êkíp lao đao một thời gian. Khi thấy nhiều người kêu gọi không xem phim. Điều đó đã khiến cô hoang mang, không biết nên dừng lại hay tiếp tục dự án. Điều cô tiếc nhất là khiến các diễn viên nhí bị liên lụy vì những ý kiến tiêu cực trên mạng. Cô cho biết đã rút ra bài học quý giá khi làm các phim chuyển thể tiếp theo.
Trang Đầu tư số 1 xin cám ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.
Nguồn: vnexpress.net