Lãi suất ngân hàng tăng bởi nhu cầu tín dụng lớn
Kinh Tế - Thị Trường Thông Tin Kinh Tế

Lãi suất ngân hàng tăng bởi nhu cầu tín dụng lớn

4 phút, 14 giây để đọc.

Lãi suất của ngân hàng hiện nay đã vượt qua dự báo. Nó tăng một cách mạnh mẽ, gần như mất kiểm soát. Tình trạng này diễn ra ở thị trường liên ngân hàng. Dường như nó đang muốn xác lập một dấy mốc quan trọng trong thời kỳ dịch bệnh. Tại đầu tháng 5, tình trang lãi vẫn tăng 0,2-0,3 điểm phần trăm. Nguyên nhân được dự đoán của tình trạng này có thể bởi sự bứt tốc của nhu cầu vay tiền. Tình trạng dịch bệnh khiến cho mọi thứ đều khó khăn, gây ảnh hưởng mạnh tới kinh tế. Chúng ta cùng tìm hiểu tình trạng cụ thể của lãi suất hiện nay.

Tình trạng tăng cao của lãi suất

Như vậy, riêng ở lãi suất qua đêm – loại tập trung khối lượng giao dịch chủ yếu và lớn nhất trên thị trường liên ngân hàng – đã chính thức vượt mốc 1%/năm sau khoảng một năm ở mặt bằng thấp kỷ lục bởi Covid-19. Cùng thời điểm này năm ngoái, đại dịch Covid-19 xẩy ra.

Nó ảnh hưởng hưởng sâu rộng trên toàn cầu; các ngân hàng trung ương lần lượt giảm lãi suất. Tại Việt Nam, lãi suất liên ngân hàng từ mốc 2,5-2,7%. Đều giảm xuống 2%/năm vào cuối tháng 4/2020. Rồi sau đó liên tục rơi sâu, trong nửa cuối 2020 lãi suất qua đêm về sát 0%. Và cũng chỉ dao động quanh 0,1-0,2%/năm.

Tình trạng tăng cao của lãi suất

Ngoại trừ yếu tố mùa vụ cao điểm thanh toán và chi trả dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng lượng lớn hỗ trợ thanh khoản hệ thống. Thì đến nay mới ghi nhận lãi suất liên ngân hàng thực sự bật tăng trở lại. Và nó cao gấp nhiều lần so với mặt bằng thấp kỷ lục trước đó.

Như vậy, diễn biến lãi suất VND trên liên ngân hàng hiện nay đã tăng nhanh. Vượt qua so với dự báo của một số tổ chức chuyên môn, tổ chức đầu tư đưa ra đầu tháng 4. Sau khi kết thúc quý 1/2021. Khi đó dự báo chung nghiêng về khả năng lãi suất qua đêm. Và kỳ hạn 1 tuần chỉ trong khoảng 0,5-0,6%/năm mà thôi.

Nguyên nhân của hiện tượng

Theo một số chuyên gia, nguyên nhân lãi suất liên ngân hàng tăng có thể do cầu tín dụng đang bứt tốc. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến ngày 14/3/2021, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 3,34%. Trước đó, tính đến hết cuối ngày 31/3/2021, tín dụng nền kinh tế đã đạt trên 9,46 triệu tỷ đồng, tương ứng tăng 2,93 so với cuối năm 2020. Như vậy, chỉ trong 2 tuần đầu tháng 4, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng thêm 0,41 điểm phần trăm.

Mặc dù lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh như trên nhưng vẫn chưa thể bằng đợt cao điểm sát Tết Nguyên đán vừa qua (lãi suất qua đêm khoảng 2,5%), thanh khoản hệ thống cũng chỉ bớt dồi dào. Chính vì vậy, nguồn vốn hỗ từ phía Ngân hàng Nhà nước trợ trên kênh cầm cố (OMO) vẫn chưa có tổ chức tín dụng nào tiếp cận.

Nguyên nhân của hiện tượng

Được biết, cuối tháng 6 và đầu tháng 7 tới, nếu không có gì thay đổi thì những khoản tiền đầu tiên thông qua việc Ngân hàng Nhà nước mua kỳ hạn ngoại tệ sẽ được trả về các ngân hàng thương mại. Thanh khoản hệ thống theo đó sẽ được củng cố một lượng tiền lớn.

Tình trạng thị trường hiện nay

Quay lại với phiên giao dịch ngày 26/4, do lãi suất VND tăng như trên, lợi suất trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp cũng tăng ở hầu hết các kỳ hạn, ngoại trừ giảm nhẹ ở kỳ hạn 10 năm. Chốt phiên ở mức 3 năm 0,68%; 5 năm 1,19%; 7 năm 1,45%; 10 năm 2,34%; 15 năm 2,57%.

Trái lại, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD lại không thay đổi ở kỳ hạn 2 tuần và chỉ nhích nhẹ 0,01 điểm phần trăm ở các kỳ hạn còn lại so với phiến liền trước. Giao dịch tại qua đêm 0,15%; 1 tuần 0,19%; 2 tuần 0,23% và 1 tháng 0,34%.

Lãi suất VND tăng, tức VND đang mạnh lên. Trong khi trên thế giới, thị trường không kỳ vọng sẽ có thay đổi chính sách gì lớn trong cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ diễn ra vào 27-28/4 tới. Đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền (EUR: 0,95%; GBP: 0,32%; JPY: 0,85%; CNY: 0,37%…), chỉ số DXY lùi về mức 90,86 điểm.

Nguồn: Vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.