Vai trò của người già trong gia đình
Gia Đình Lối Sống

Người cao tuổi trong gia đình có vai trò quan trọng ra sao?

5 phút, 17 giây để đọc.

Người cao tuổi trong gia đình được xem là “cây đại thụ” gắn kết mọi người với nhau. Khi con cháu đi làm ăn xa, có dịp Lễ hay Tết đều muốn về quê sum vầy với ông bà. Cuộc sống ngày càng bận rộn, nhiều người thường quên rằng ông bà luôn chờ con cháu cùng ăn bữa cơm chung.

Người cao tuổi trong gia đình như ông bà, cha mẹ đều là người có công nuôi dưỡng. Vì thế, có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ra. Gia đình hạnh phúc đúng nghĩa là khi các thành viên tụ họp đầy đủ và cùng nhau trò chuyện hằng ngày.

Người cao tuổi trong gia đình có cái nhìn sâu sắc

Với mỗi sự việc, hiện tượng, từng người sẽ có góc nhìn và quan điểm khác nhau. Điều này dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế của họ.

Vai trò của người già, người cao tuổi trong gia đình

Trong một gia đình nhiều thế hệ. Các thế hệ sau sẽ có cơ hội nhìn nhận, tiếp thu và thảo luận về các quan điểm khác biệt với thế hệ đi trước. Điều này góp phần định hình tư duy, kiến thức cũng như phát triển khả năng phản biện vấn đề.

Kiến thức của cha mẹ, ông bà và người thân lớn tuổi sẽ giúp con cháu hiểu được tại sao họ lại có được vị trí như ngày hôm nay. Cũng như khuyến khích họ phát triển hơn nữa trong tương lai.

Người cao tuổi có nhiều kinh nghiệm sống

Người lớn tuổi không chỉ có góc nhìn khác người trẻ mà họ còn có những câu chuyện khác nhau; lớn lên trong những hoàn cảnh và văn hóa khác nhau. Đây là điều vô cùng quý giá để truyền lại cho thế hệ sau này.

Con cháu nên dành thời gian trò chuyện với ông bà và người thân lớn tuổi. Không chỉ giúp người già bớt cảm thấy cô đơn, việc này còn tạo cơ hội để các thế hệ sau suy ngẫm về giá trị bản thân; đánh giá hành vi của mình theo các tiêu chuẩn về hiếu đạo.

Người cao tuổi giúp gắn kết các thành viên trong gia đình

Ngay cả khi bố hoặc mẹ nghỉ hẳn công việc để tập trung chăm con. Họ vẫn cần đến sự giúp đỡ của ông bà hoặc những người thân khác. Thỉnh thoảng nhờ người thân lớn tuổi trông cháu sẽ giúp các bậc cha mẹ giảm stress và có thời gian tái tạo năng lượng.

Người cao tuổi giúp gắn kết các thành viên trong gia đình

Ngoài ra, việc để ông bà chăm cháu cũng giúp các thành viên trong gia đình gắn kết và hiểu nhau hơn. Ông bà thường có nhiều thời gian. Do đó, việc chơi đùa với các đứa trẻ cũng thoải mái, thú vị và vui vẻ hơn.

Vai trò của người cao tuổi là đưa ra lời khuyên hữu ích

Bố mẹ hoàn toàn có thể học các mẹo hay chăm sóc và nuôi dạy con từ ông bà. Trẻ nhỏ lớn rất nhanh và mỗi đứa trẻ đều có đặc điểm khác nhau. Do đó, không có cuốn sách nào có thể cho bố mẹ biết tất cả mọi thứ. Việc tham khảo ý kiến ông bà hoặc những người thân có kinh nghiệm là lựa chọn thông minh để giải quyết vấn đề. Dù vậy, bố mẹ cũng cần có kiến thức nhất định; để tránh áp dụng những phương pháp không có cơ sở khoa học hay dựa vào mê tín dị đoan.

Ngoài vấn đề nuôi dạy con cái, ông bà có thể cho bạn hoặc con bạn những lời khuyên hữu ích trong rất nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Từ chuyện làm ăn, kinh doanh đến chăm sóc gia đình.

Ông bà trong gia đình truyền nguồn năng lượng cho con cháu

Các thành viên lớn tuổi đã trải qua chiến tranh hoặc thời kỳ khó khăn. Đây sẽ là nguồn cảm hứng cho các thành viên khác trong gia đình. Những câu chuyện vượt qua nghịch cảnh sẽ giúp các thế hệ sau nhận ra họ có thể thay đổi cuộc sống nhờ vào sự chăm chỉ; quyết tâm và nỗ lực của mình.

Ông bà trong gia đình truyền nguồn năng lượng cho con cháu

Bên cạnh đó, vai trò của người cao tuổi trong gia đình thường giúp khuyến khích, cố vấn, tạo động lực cho trẻ nhỏ theo đuổi ước mơ. Ngoài ra, lúc bố mẹ và con cái có xích mích; ông bà thường là người đảm nhiệm “trọng trách” hòa giải những hiểu nhầm giữa 2 bên.

Người lớn tuổi có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. Sự khôn ngoan, điềm tĩnh và tình yêu thương vô điều kiện của họ sẽ góp phần định hình tính cách; tương lai của các thế hệ trẻ sau này.

Cách chăm sóc người cao tuổi trong gia đình

Người cao tuổi có thể không tự chăm sóc được bản thân do thể chất cũng như tâm lý thay đổi. Đây cũng chính là lý do làm không ít người cao tuổi luôn lo lắng quá mức; dẫn đến dễ cáu gắt khó chịu. Luôn muốn con cái ở bên cạnh chăm sóc và luôn thấy mình như người thừa, bị lãng quên.

Cách chăm sóc người cao tuổi trong gia đình

Trong gia đình có người cao tuổi, bạn nên dành thời gian cho những chuyến du lịch gia đình để ông bà; cha mẹ cảm thấy được thư giãn và yêu thương. Ở tuổi ngoài 60 trở đi, người cao tuổi thường muốn đi du lịch đây đó cũng như về thăm quê hương. Do vậy, khi chăm sóc người già cần hiểu được tâm lý này từ đó tạo điều kiện; khuyến khích để họ thực hiện được mong ước của bản thân.

Trong cuộc sống chung với con cháu, thường do tính chất công việc nên con cháu thường đi cả ngày. Nhiều khi đi sớm, về muộn nên người cao tuổi không được trò chuyện cùng người thân thường xuyên cũng hay suy nghĩ, buồn bã. Để động viên ông bà, bố mẹ đã lớn tuổi thì chúng ta nên hướng họ tham gia các hoạt động xã hội; gặp gỡ bạn bè cũng là giải pháp giúp tuổi già của người cao tuổi thêm vui khỏe.

Nguồn: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.