Nợ xấu ngân hàng đã trở thành một thách thức
Kinh Tế - Thị Trường Thông Tin Kinh Tế

Nợ xấu ngân hàng đã trở thành một thách thức

4 phút, 30 giây để đọc.

Nợ xấu là một tình trạng không quá hiếm gặp. Các cá nhân, tổ chức, đơn vị khi thực hiện vay tiền mà không trả thì đều thuộc vào nợ xấu. Theo tình trạng nợ xấu hiện nay thì nó đang rất đáng để lo ngại. Nguyên nhân là bởi vì theo dự đoán thì càng ngày càng tăng cao. Cụ thể hơn, rất có thể tới cuối năm 2021 nợ xấu sẽ tăng thêm 2-3%. Đây là một dự đoán của tiến sĩ Cấn Văn Lực, và có thể coi đây là một thử thách kinh tế. Vậy cho nên các trích dự phòng cần được lập thêm để đảm bảo kinh tế trong 3 năm tới.

Nợ xấu ngân hàng là gì

Nợ xấu hay còn được gọi là nợ khó đòi. Đây là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ. Thậm chí là khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản. Hoặc gặp trường hợp đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng. Điều này căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng. Thông qua đó để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Nợ xấu ngân hàng là gì

Nợ xấu là hình thức nợ quá hạn ngân hàng. Tức là khách hàng không thanh toán đúng hạn gốc và lãi định kỳ theo quy định tại hợp đồng vay. Tất cả những khoản nợ kể cả nợ lãi và/hoặc nợ gốc trong thời gian từ nợ nhóm 3 đến nợ nhóm 5 thì được gọi là nợ xấu. Nếu thời gian chậm trả lớn hơn thì khoản nợ sẽ chuyển sang nhóm nợ cao hơn.

Tình trạng nợ xấu

“Khu vực ngân hàng Việt Nam luôn chịu áp lực tăng vốn. Kèm theo đó là nguy cơ nợ xấu có thể tăng lên mức 2,5-3% cuối năm 2021. Kèm theo đó là trách nhiệm trích lập dự phòng rủi ro tăng thêm trong 3 năm theo Thông tư 03”, ông Lực trình bày tại hội thảo về Định hình lại Hệ thống Tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam. Do Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức ngày 27/4.

Tình trạng nợ xấu

Theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV. Đồng thời là thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia. Ông đã đề cập mức độ rủi ro và sức chịu đựng của thị trường tài chính Việt Nam đang ở trung bình khá. Tuy nhiên, các khu vực tài chính có sức chịu đựng trung bình luôn tiềm ẩn nguy cơ. Cụ thể là sẽ chuyển sang trạng thái rủi ro cao hơn nếu thiếu các biện pháp kịp thời, hiệu quả.

Song song đó, những bước tiến về thể chế góp phần nâng cao sức chịu đựng của nền kinh tế và hệ thống tài chính. Nhưng còn chậm so với yêu cầu. Vấn đề thể chế, nhất là nhằm phát triển kinh tế số, các mô hình kinh doanh mới. Như là cho vay ngang hàng, fintech, tiền kỹ thuật số, xây dựng cơ sở dữ liệu. Ngay cả chia sẻ thông tin dữ liệu còn chậm ban hành so với yêu cầu thực tiễn.

Tội phạm tài chính

Một rủi ro đáng chú ý khác là tội phạm. TS Lực dẫn báo cáo của công ty an ninh mạng Viettel cho biết. 90% trong số 3 triệu vụ cảnh báo tấn công mạng tại Việt Nam; là nhắm đến hệ thống tài chính ngân hàng. Dù có nhiều bước tiến trong phòng ngừa và trấn áp tội phạm; ngành tài chính còn gặp thách thức do hạn chế. Các hạn chế là về thể chế, năng lực tổ chức quản lý, lỗ hổng bảo mật chưa được khắc phục kịp thời. Do đó, số vụ tấn công lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng dự báo còn tăng.

Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu của TS Cấn Văn Lực đề xuất cần hoàn thiện và thực thi có hiệu quả các chiến lược và thể chế pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tiếp theo, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số, tài chính tiền tệ số và tài chính xanh nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của các fintech, mô hình kinh doanh mới.

Năng lực quản lý tiền tệ

TS Lực cũng lưu ý việc chú trọng nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính tiền tệ. Cơ quan quản lý phải chủ động xây dựng và nhất quán thực thi chiến lược chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Chuyên gia này đồng thời nhấn mạnh cần tập trung xây dựng và thực thi đề án nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó, tính minh bạch, chuyên nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm – dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm hỗ trợ quản lý rủi ro, sản phẩm tài chính số và tài chính xanh là rất quan trọng.

Nguồn: Vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.