Tìm hiểu những món ăn đặc sản nổi tiếng của miền Nam
Ẩm Thực Đặc sản 3 miền

Tìm hiểu những món ăn đặc sản nổi tiếng của miền Nam

6 phút, 29 giây để đọc.

Nói đến văn hóa ẩm thực Nam Bộ, chúng ta nghĩ ngay đến câu nói xưa: “dưới sông có cá, trên bờ có rau”. Do sông ngòi phong phú nên đây là vùng đất màu mỡ. May mắn thay, miền Nam ra đời với nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú. Điều này tạo nên rất nhiều giữa nét đặc trưng của ẩm thực Nam Bộ kết hợp với sự khoáng đạt, hoang sơ của thiên nhiên trù phú, hào phóng của vùng sông nước Nam Bộ. Khi có dịp du lịch miền Nam, ngoài việc đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên bình dị, du khách đừng quên đánh thức vị giác của mình bằng những món ngon mà bạn không thể tìm thấy ở đâu khác.

Bánh pía

Tỉnh Sóc Trăng nổi tiếng với các lễ hội đầy màu sắc của 3 dân tộc Trung Quốc, Khmer và Kinh. Đặc biệt là lễ hội Ok Om Bok của người Khmer. Những ngôi chùa cổ tuyệt đẹp và văn hóa độc đáo. Tỉnh này cũng có nhiều loại món ăn ngon như bánh xèo, thịt trâu khô,…đặc biệt là món bánh nổi tiếng trong các món ngon Nam Bộ chính là bánh pía.

Bánh pía

Bánh pía là một loại bánh tròn nhân ngọt, mềm. Và nhân được làm từ đậu xanh, sầu riêng, lòng đỏ trứng muối để cho ra một mùi vị cực kỳ độc đáo mà không nơi nào có được. Đặc biệt là thị trấn Vũng Thơm nơi nổi tiếng sản xuất ra bánh pía đặc sản thơm ngon. Đến với du lịch tỉnh Sóc Trăng không những bạn được thưởng thức món bánh ngon này. Mà còn có thể mua loại bánh này về làm quà cho bạn bè, người thân. Không có gì tuyệt hơn là nếm một miếng bánh pía thơm ngon mùi vị đặng trưng quyện một chút vị béo béo của nhân sầu riêng trong bánh, nhấm nháp với một tách trà nóng thơm lừng.

Đuông dừa

Món ngon Nam Bộ này nếu ai lần đầu thấy có thể bỏ chạy ngay. Nhưng nó lại chính là món đặc sản Cần Thơ. Nhiều người rất tò mò muốn nếm thử hương vị. Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương. Ấu trùng lớn lên nhờ ăn cổ hũ dừa đến khi xuyên thủng ngọn dừa. Đuông dừa sống trong thân cây dừa nên rất sạch; và có nhiều protein có lợi cho sức khỏe.

Mỗi con đuông dừa to bằng ngón chân cái người lớn mập ú. Dài chừng 3 – 5 cm, toàn thân màu vàng nhạt. Có rất nhiều cách chế biến món đuông dừa. Tuy vậy, không phải ai cũng dám thử món đặc sản này. Đuông dừa có thể rang mặn, tẩm bột chiên, nướng muối ớt, luộc,… Nhưng ngon nhất là tăm mắm ăn sống. Đuông dừa khi tắm mắm bạn có thể ăn sống ngay. Vị béo ngậy như kiểu nước cốt dừa. Hòa với vị mặn và mùi hương độc đáo của mắm nhĩ. Vị cay của ớt sẽ làm bạn nhớ mãi món ăn độc lạ này.

Cá lóc nướng trui dân dã

Khi nhắn đến một trong những món ăn dân dã trứ danh của đất rừng phương Nam thì thật có lỗi nếu bỏ qua món cá lóc nướng trui. Để tận hưởng trọn vẹn được vị ngon của ăn này thì cá lóc đồng sẽ là số một. Nhưng thường khi đến các khu du lịch thì khách đi tour du lịch miền Nam sẽ được dùng cá lóc nuôi do sản lượng ngoài tự nhiên không đủ để cung ứng.

Cá lóc nướng trui dân dã

Cá lóc sẽ bắt từ ruộng đồng rồi mang vào làm sạch. Xiên qua que (hoặc có thể dùng cây mía) cắm xuống mặt đất. Rồi đem vùi trong rơm khô nướng chín. Trước khi thưởng thức sẽ cạo bỏ lớp da cháy bên ngoài. Món này dùng kết hợp với rau sống, bánh tráng, bún chấm nước mắm tỏi ớt thì ngon không bao giờ quên.

Cơm tấm

Cơm tấm Sài Gòn được xem là một trong những món ăn linh hồn của văn hóa ẩm thực miền Nam với sự kết hợp vô cùng hài hòa và khó cưỡng của các nguyên liệu. Đây cũng chính là món ăn tiếp theo mà khi du lịch quý du khách đi tour Miền Nam đừng nên bỏ lỡ. Theo truyền thống thì cơm tấm thường sẽ có sự kết hợp của cơm trắng thêm sườn, bì, chả; hoặc có thêm trứng ốp la tùy theo nhu cầu của thực khách.

Ngoài ra, món cơm tấm hiện nay đã được biến tấu để đa dạng hơn. Và phù hợp với khẩu vị của nhiều khách du lịch từ các vùng miền khác hơn với các lựa chọn các món ăn kèm như: Sườn, bì, chả, đùi gà, lạp xưởng, xíu mại,…

Hủ tiếu – đặc sản của Mỹ Tho

Một món ăn cũng vô cũng hấp dẫn khác trong danh sách các món ăn độc đáo của ẩm thực Miền Nam là hủ tiếu Mỹ Tho mà quý khác du lịch miền Nam cũng không nên bỏ lỡ. Hương vị đặc trưng của hủ tiếu Mỹ Tho đến từ khâu lựa chọn bột gạo; để làm nên cọng bánh đến nồi nước lèo được chế biến rất cầu kỳ. Nước lèo sẽ có vị ngọt thanh từ xương ống. Được ninh trong nhiều giờ cùng với khô mực nướng và một số loại gia vị khác. Hủ tiếu được trụng với nước sôi vừa mềm sẽ cho vào tô cùng với các nguyên liệu đi kèm; như bao tử, mực non nướng, sườn, rau sống. Một muôi nước lèo được chế biến đặc biệt. Và chúng ta có thể thưởng thức ngay.

Hủ tiếu - đặc sản của Mỹ Tho

Lẩu mắm

Lẩu mắm là món ăn được chế biến từ những nguyên liệu cực kì gần gũi với người ở Nam Bộ. Đây cũng chính là một món ăn đại diện cho văn hóa ẩm thực miền Nam. Bao gồm mắm cá và các loại rau của vùng đồng bằng sông nước. Loại mắm này có nguyên liệu chính được làm các loại cá chỉ có riêng ở vùng này vào mùa nước nổi. Ăn kèm với món lẩu mắm là các loại hải sản và các loại rau củ dễ dàng tìm thấy tại nơi đây như: cà tím, bông súng, rau muống,…

Lẩu cá linh bông điên điển của người miền sông nước

Mỗi khi mùa nước nổi về hằng năm, trên mâm cơm của người dân miền Nam không khó để bắt gặp món ăn cũng hấp dẫn không kém những đặc sản vừa nêu trên đó là lẩu cá linh bông điên điển. Đây cũng là một trong các món ăn mang đậm hương vị dân dã Nam Bộ. Với các nguyên liệu hoàn toàn từ miền sông nước. Nó có vị ngọt tự nhiên đến từ cá linh cùng sự thanh mát của các loại rau dân giã như: điên điển, bông súng,…

Lẩu cá linh bông điên điển của người miền sông nước

Trên đây là đôi nét về những món ăn độc đáo mang đậm văn hóa ẩm thực của miền Nam Việt Nam. Nếu quý du khách du lịch miền Nam có dịp đặt chân đến vùng đất hiếu khách và chất phác này, đừng bỏ lỡ cơ hội cùng Đầu tư số 1 trải nghiệm và thưởng thức những món ăn với những hương vị mới lạ nhưng say đắm kẻ dừng chân. Không chỉ dừng lại ở món ăn vừa nêu trên mà ẩm thực miền Nam còn rất nhiều điều thú vị chờ quý du khách khám phá và trải nghiệm với vùng đất sông nước hiền hòa này.

Nguồn: dulichviet.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.