thiết chẩn
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Tìm hiểu về những khái niệm trong phương pháp thiết chẩn trong y cổ truyền

4 phút, 50 giây để đọc.

Từ lâu trong y học cổ truyền đã có nhiều bài thuốc hay, bên cạnh đó là những cách đoán bệnh và phát hiện bệnh mà chỉ có những ai chuyên về y học cổ truyền mới có thể làm được. Hôm nay tôi sẽ cho bạn biết về một cách đo mạch thời xưa mà ngày nay cũng được một số người áp dụng để có thể đoán nhanh loại bệnh đó là thiết chẩn. Đây là một cách đo mạch hay thăm khám các tứ chi để suy đoán bệnh lý được dùng rất nhiều trong y học cổ truyền. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem những khái niệm trong phương pháp thiết chẩn trong y cổ truyền.

Định nghĩa về thiết chẩn

Thiết chẩn còn gọi là bắt mạch, cầm mạch, coi mạch, là 1 trong tứ chẩn. Cho các thông tin khá khách quan về các loại hình mạch tượng của bệnh nhân, là những thông tin đáng tin cậy nhất mà thầy thuốc luôn coi trọng.

Định nghĩa về thiết chẩn

Tuy nhiên, bắt mạch cũng một phần phụ thuộc vào suy đoán chủ quan của thầy thuốc, để chẩn đoán được chính xác đòi hỏi người thầy thuốc phải không ngừng học hỏi, kiểm nghiệm từ thực tế. Hơn nữa YHHĐ ngày càng phát triển, đòi hỏi người thầy thuốc đông y cổ truyền phải biết đến cả các phương tiện chẩn đoán hiện đại.

Bộ ba chẩn mạch

Có 3 bộ vị để chẩn mạch là Thốn, Quan, Xích

  • Bộ quan ngang với giữa đỉnh đầu xương quay. Bộ thốn trên bộ quan khoảng 0.5 thốn, bộ xích dưới bộ quan khoảng 0.5 thốn
  • Mỗi bộ có 3 mức phù-trung-trầm, tổng cộng là 9 mức, gọi là “tam bộ cửu hậu”
  • Phù là mạch của phủ, trầm là mạch của tạng, trung là để xem mạch vị khí.

Phù Sác là biểu nhiệt, Trầm Sác là lý nhiệt. Mạch ở khí khẩu Sác Thực là phế ung.

  • Mạch Sác mà Phù là nhiệt ở biểu
  • Sác mà Trầm là nhiệt ở lý
  • Sác mà Thực là phế ung
  • Sác mà Hư là phế nuy
  • Sác mà Tế là âm hư lao nhiệt
  • Sác mà Hồng, Trường là ung nhọt
  • Sác mà Hoạt Thực là đờm hỏa
  • Sác mà Hồng là vong huyết
  • Sác mà thịnh, Đại, ấn tay thấy Sáp thì bên ngoài tuy có chứng nhiệt nhưng bên trong lại hàn

Sác + Trầm là nhiệt ở phần lý, nhiệt từ trong bốc ra. Bốc lên thượng tiêu thì đầu đau, nóng nẩy,  nhiệt này xông vào trung tiêu sẽ gây ra ợ chua, miệng hôi, nôn  mửa. Nếu nhiệt bốc sang bên trái thì Can hỏa xông lên gây ra mắt đỏ. Nhiệt bốc sang bên phải thì tiểu đỏ, táo bón.

Các loại hình mạch mà bạn nên biết về phương pháp thiết chẩn

Mạch sác là gì?

Sác nguyên nghĩa là nhanh, nhiều lần, Mạch Sác là mạch đi nhanh, nhiều lần. Cứ một hơi thở mạch của người bệnh đi đến dưới ngón tay thầy thuốc 6 lần (nhất tức lục chí).

thiết chẩn là gì

Mạch Sác là thái quá, Mạch đến rồi đi cấp bách. Cứ lấy 1 hơi thở của thầy thuốc bình thường. Thì mạch người bệnh chạy 6 lần đến hơn mạch bình thường 2 lần đập tương đương với 90 đập /phút.

Mạch phù là gì?

Phù là nổi, Mạch lúc nào cũng nổi sát ở da vì vậy gọi là mạch Phù. Để nhẹ ngón tay xem đã thấy sức mạch đi đẫy đà (hữu dư), mà ấn nặng ngón tay xuống thì không thấy gì, dù có thấy cũng rất yếu ớt (bất túc)

Nguyên nhân phát sinh mạch phù

  • Phù là ứng với kinh lạc, cơ biểu, do tà khí xâm nhập vào 3 kinh dương, bức bách mạch khí ra ngoài, vì vậy tượng mạch nổi đầy lên (phù) dưới ngón tay”
  • Tà khí xâm nhập vào cơ biểu, tấu lý, vệ dương chống nhau với  ngoại tà thì mạch khí biểu hiện ở ngoài ứng vào trong mà Phù”
  • Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ ghi:”…Âm hư huyết thiếu, khí trung tiêu hư tổn ắt sinh ra Phù (vô lực)”

Mạch trì là gì?

Mạch Trì mỗi hơi thở đập 3 lần, đến rồi đi rất chậm. Nguyên nhân phát sinh mạch trì “Hàn khí ngưng trệ, dương khí không vận hóa được. Vì vậy thấy mạch Trì”.

Mạch trì là gì?

Mạch trì chủ bệnh Hàn. Bởi dương khí suy hư, tức chân hỏa yếu kém, làm trong bụng hàn mà ngoài da cũng cảm hàn (biểu lý đều hàn). ”Tà tụ nhiệt kết làm cho sự lưu hành của huyết mạch bị trở ngại cũng thấy mạch Trì”.

Phương pháp thiết chẩn mạch trầm là gì?

  • Trầm là chìm, mạch luôn chìm sâu dưới da, vì vậy gọi là Trầm.
  • Mạch trầm chìm xuống đi dưới thịt, trên xương ấn nặng ngón tay xuống thì sức mạch đi mạnh chắc (hữu dư), mà nâng ngón tay lên thì sức mạch đi yếu, hầu như không có (bất túc)
  • Xem hai mạch phù trầm căn cứ vào để nhẹ tay, ấn nặng tay mà biết. Nhẹ tay đã thấy mạch phù, nặng tay mới thấy mạch trầm
  • “Hàn khí bên ngoài xâm nhập vào sâu, bó lấy kinh lạc, làm cho mạch khí không thông đạt, sẽ xuất hiện mạch Trầm”
  • “Mạch Trầm là âm tà quá dư làm cho huyết khí ngưng đọng không phấn chấn…”
  • “Nếu bệnh tụ ở dưới, ở phần lý, ắt sẽ thấy mạch Trầm”
  • “Tà uất ở phần lý, khí huyết ngưng trệ thì mạch Trầm mà có lực. Dương khí hư hãm xuống không thăng lên được thì mạch Trầm mà không có lực”

Nguồn: daihocduochanoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.