Văn hóa ứng xử của 1 bộ phận người trẻ hiện nay cần phải thay đổi
Đời Sống Văn Hóa

Văn hóa ứng xử – Hành động của người trẻ hiện nay

7 phút, 33 giây để đọc.

Vào ngày 29.3, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tổ chức buổi tọa đàm về “Văn hóa ứng xử của người trẻ nơi công cộng”. Được phối hợp tổ chức cùng Thành đoàn TP.HCM. Trong buổi tọa đàm, các quản lý, giảng viên tại các trường đại học, các văn nghệ sĩ,… Đã cùng nhau nêu lên thực trạng đáng buồn về văn hóa ứng xử của những người trẻ.

Thực trạng này xảy ra ở khắp mọi nơi, trên mạng xã hội, trong các lễ hội. Hoặc qua các kênh truyền thông. Đặc biệt là tại nơi trường học của các học sinh, sinh viên. Hãy cùng dautuso1 xem qua văn hóa ứng xử hiện nay của người trẻ hiện nay đang đứng trước báo động nào.

Văn hóa hành xử của giới trẻ cần phải báo động

TS.NSƯT Nguyễn Thị Hải Phượng (Nhạc viện TP.HCM) nêu trăn trở. Xuất phát từ ý thức kém của những người tổ chức, quản lý. Và sự vô cảm của một bộ phận cộng đồng. Nhiều người trẻ thường có thói quen xấu là hay khắc tên mình hay cả tên người yêu lên các kiến trúc tôn nghiêm.

Họ tự cho mình cái quyền “lưu lại dấu ấn” ở những nơi đặt chân đến, đơn cử như ở Nhà thờ Đức Bà TP.HCM, hang Sơn Đoòng,… Những chữ viết, hình ảnh đó vừa bôi bẩn mỹ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng. Vừa chứng tỏ sự thiếu ý thức về văn hóa ứng xử của những người trẻ.

Vẫn còn phần nhiều các thanh niên có văn hóa ứng xử đúng mực

Gần đây, tình trạng tranh cướp lộc ở các lễ hội, chùa chiền. Mà không nhỏ trong đó là một bộ phận người trẻ tham gia. Tình trạng chen lấn, xô đẩy thậm chí hành hung nhau khi đến dự các chương trình nghệ thuật. Giành giật ở các buổi bán hàng giảm giá, chương trình phát quà miễn phí,… cho thấy giới trẻ ngày càng thiếu ý thức và hành xử văn hóa kém.

Nguyên nhân là do bản thân người trẻ chưa rèn luyện cho mình thái độ ứng xử văn hóa nơi công cộng. Hay do bản thân môi trường nơi đó tác động? Bởi theo một số chuyên gia, cũng con người đó, chủ thể đó; nhưng nếu tham gia những nơi có luật lệ, chế tài xử lý nghiêm khắc thì tuân thủ. Đến nơi không có ai kiểm soát thì lập tức lộn xộn ngay.

Môi trường cần có những tác động lên ý thức của giới trẻ

Nêu thực trạng về văn hóa ứng xử lễ hội và nơi công cộng hiện nay, Giám đốc Sở VHTT TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân cho rằng. Việc chủ động tìm hiểu về từng lễ hội, sự kiện văn hóa và nơi công cộng trước khi tham gia cũng là cách biến mình thành chủ thể văn hóa của lễ hội, sự kiện. Mà không còn là người ngoài cuộc.

Các đoàn viên, thanh niên là những công dân trẻ khi đã hiểu và trân trọng lễ hội, sự kiện. Sẽ hình thành cho mình ứng xử phù hợp, có ý thức hành xử văn minh. Do vậy, ban tổ chức các sự kiện, lễ hội cần phải tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thanh niên hiểu về di tích, lễ hội và các sự kiện. Để họ có thái độ ứng xử văn minh, văn hóa phù hợp.

Thực tế hiện nay, vấn đề xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội vẫn chưa được đặt ra đúng mức. Theo nghệ sĩ Lê Như Ngọc Mai, nhìn vào cách ứng xử nơi công cộng, có thể thấy được trình độ văn hóa của giới trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa báo động về văn hóa. Lai tạp của nhiều thứ văn hóa khác nhau.

Nhiều học sinh, sinh viên không có chuẩn mực ứng xử với thầy cô

Cô Phan Thụy Mộng Thu, giáo viên Trường THCS Lữ Gia, Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM bày tỏ tâm tư. Hiện nay có rất nhiều học sinh quan niệm thầy cô giáo chỉ là người làm công tác đào tạo. Nên nhiều em đánh mất những nét đẹp; xa rời những chuẩn mực trong ứng xử với thầy cô.

Cô Thu cho biết, hiện nay nhiều học sinh ngang nhiên cãi lại giáo viên khi bản thân có lỗi, bị phê bình; sau lưng thầy cô thì gọi là ông nọ bà kia. Thậm chí tệ hại hơn là gọi bằng… nó. Trên các trang mạng xã hội, nhiều em sẵn sàng chia sẻ những dòng trạng thái rất khiếm nhã về những thầy cô đã dạy mình,… Trong khi đó, trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Xuất hiện những phát ngôn gây sốc của các thần tượng. Thì lập tức các em tung hô và áp dụng ngay vào trường học.

Nhiều người trẻ có biểu hiện lệch lạc

Theo ông Quân, có khá nhiều biểu hiện về văn hóa ứng xử lệch lạc của người trẻ đã và đang diễn ra hằng ngày. Họ không đặt đúng vai trò, vị trí của bản thân, luôn xem mình là số 1, là duy nhất, người khác thua mình. Khi có những bất đồng, mâu thuẫn xảy ra, họ ít nhìn nhận vấn đề một cách cặn kẽ, xem nguyên nhân bắt đầu từ đâu, cũng như lắng nghe người đối diện,… nên hành xử không đúng mực.

Ngoài ra, biểu hiện của văn hóa ứng xử của người trẻ “có vấn đề”, đó là trong khi nhiều người có xu hướng thể hiện bản thân ở tri thức, ở cách hành xử văn minh, cố gắng đóng góp cho xã hội,… thì họ lại thích gì làm nấy, mặc kệ người khác, chỉ miễn sao bản thân nổi bật.

Cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử

Trước thực tế này, các đại biểu cho rằng nhà trường cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Đề ra những chuẩn mực, quy định về đạo đức, lối sống ứng xử ở tất cả các cấp học; bậc học để học sinh làm theo. “Đừng nghĩ rằng học sinh có ý thức tự giác. Nếu người lớn không dẫn dắt, định hướng thì học sinh tưởng rằng những giá trị đó không quan trọng”; một nhà giáo chia sẻ.

Xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở các cấp bậc

Theo TS Đào Minh Hồng, Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia TP.HCM), có một quy luật tự nhiên là càng lên cao (lớn tuổi); con người càng ý thức kém vì lầm lẫn ý thức cá nhân với ý thức công dân nơi công cộng. Chẳng hạn ở tuổi tiểu học các em rất ngoan. Và tuân thủ các quy định vì được dạy tốt trong nhà trường. Nhưng từ cấp 2, cấp 3 và trở về sau, càng lớn lên thì nhu cầu muốn thể hiện cái tôi càng cao. Nhưng đôi khi ý thức ứng xử văn hóa lại kém.

Do đó, theo TS Hồng, cần phải có bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường, tại bệnh viện; nơi công cộng để điều chỉnh hành vi. Nếu không thì người ta sẽ ứng xử rất tùy tiện. Bí thư Đoàn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Lâm Thanh Minh cũng cho hay; đang xây dựng và tăng cường các hoạt động nghệ thuật truyền thống. Định hướng thẩm mỹ, văn hóa ứng xử trong nhà trường mang tính kiểu mẫu. Để định hướng dẫn dắt sinh viên, dần dần hình thành văn hóa ứng xử cho sinh viên sư phạm.

Văn hóa ứng xử là rất quan trọng

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thân Thị Thư đã nhắc lại câu chuyện về mối quan hệ ứng xử. Cách hành xử lạnh lùng kỳ quặc của cô giáo tại Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè. Với các em học sinh khi cô lên lớp mà không giảng bài, không nói chuyện gì với học sinh suốt cả một học kỳ.

Theo Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy; qua câu chuyện cho thấy vấn đề ứng xử rất quan trọng. Nếu không có tình cảm gắn bó thì học sinh rất khó học hành cho tốt. Việc xây dựng cầu nối giữa nhà trường – gia đình – thầy cô và học sinh là nhu cầu bức bách. Muốn ứng xử văn hóa phải có sự cộng hưởng giáo dục của nhiều môi trường trong một hành trình dài. Như vậy mới hình thành vốn văn hóa vững chắc.

“Các câu chuyện tại tọa đàm đã góp phần khái quát bức tranh tổng thể về văn hóa ứng xử đang tồn tại trong bộ phận giới trẻ. Trong đó có những gam màu xấu rất cần được nhanh chóng thay đổi. Nếu không sẽ trở thành thói quen xấu lan truyền, tiêm nhiễm đến trẻ thơ, con em chúng ta”; Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM lo lắng.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.