cát căn
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Vị thuốc cát căn và sài hồ

4 phút, 20 giây để đọc.

Y học cổ truyền tư thời xưa đã tìm ra cho thế hệ bây giờ rất nhiều bài thuốc quý nhưng lại rất dễ tìm kiếm đó là từ các loại cây thiên nhiên, nhưng lại được xem như là thảo mộc quý khi con người biết được công dụng cực kì tốt của nó. Sau đây là 2 bài thuốc đến từ cát căn và sài hồ, 2 bài thuốc cực kì hiệu quả được dùng để điều trị trong y học cổ truyền và đến nay cũng được áp dụng và kết hợp trong nhiều bài thuốc hiện đại ngày nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 2 vị thuốc cát căn và sài hồ thần dược này nhé.

Vị thuốc cát căn

 Vị thuốc là rễ đã qua chế biến theo phương pháp y học cổ truyền của cây sắn dây Họ Đậu. Vị ngọt, cay, tính bình, cát căn mọc hoang tính ấm. Quy kinh vào 2 kinh tỳ, vị.

Công năng chủ trị

làm ra mồ hôi, hạ nhiệt dùng với bệnh ngoại cảm phong nhiệt, sốt cao phiền khát, đau đầu; đặc biệt đau vùng sau đầu, vùng chẩm và vùng gáy, vùng gáy, cổ gáy đau, khó quay cổ. Giải độc làm cho sởi mọc toàn thân dùng bài cát căn thang. Sinh tân dịch chỉ khát: dùng khi bị sốt mà bụng cồn cào miệng háo khát người khô háo, đại tiện bí kết, đau vùng thượng vị, trường hợp này dùng củ sắn tươi thì tốt hơn với lượng 40g, mạch môn 40g, cỏ nhọ nồi 40g, trúc diệp 20g.

Vị thuốc cát căn

Ngoài ra còn được dùng để chữa bệnh tiêu khát khi dùng có thể phối hợp với sinh địa hoài sơn mạch môn. Thanh tràng chỉ lỵ: dùng trong các bệnh đi ngoài đi lỏng lâu ngày đối với lỵ lâu ngày nên dùng cát căn mọc hoang lâu ngày thì tốt, khi dùng sao qua để giảm tính phát hãn của vị thuốc. Thanh tâm nhiệt: dùng trong các trứng niêm mạc môi lưỡi lở loét, sinh mụn nhọt, các chứng bí tiểu tiện, tiểu dắt, buốt, nước tiểu đục. Trường hợp này dùng bột của cây sắn dây với nước cốt của cây rau má hoặc cỏ nhọ nồi thì tốt. Dùng điều trị với cả bệnh cao huyết áp.

Liều dùng

Liều dùng từ 4-24g.

Kiêng kị những người thượng tiêu tịnh hạ tiêu hư, âm hư, hỏa vượng thì không nên dùng. Hoa cát căn vị ngọt tính bình, dùng để giải độc rượu, lá thì có tác dụng chữa rắn cắn. Tác dụng dược lý: các isoflavonoid chiết từ cát căn có tác dụng làm giãn các động mạch co thắt ở đáy mắt. Flavonoid toàn phần của nó có tác dụng làm tăng lưu lượng máu ở mạch máu não.

Điều đó chứng minh tác dụng làm giảm đau đầu của cát căn. Đối với động mạch vành flavonoid có tác dụng tăng lưu lượng máu, giảm trở lực huyết quản. Trên lâm sàng ứng dụng kết quả này của dược lý để chữa các bệnh đau thắt mạch vành tim cho kết quả, hạ nhiệt đối với thỏ đã gây sốt thực nghiệm.

Vị thuốc sài hồ

Vị thuốc là dùng rễ của cây sài hồ, Họ hoa tán ngoài ra còn dùng rễ của cây lức hoặc cây cúc tần làm vị Nam sài hồ. Vị đắng, tính hơi hàn. quy kinh nhập vào các kinh can đởm tâm bào lạc và tam tiêu. Bộ phận làm thuốc là rễ cây Sài hồ (Bepleurum chinense DC.) thuộc họ Hoa tán ( Umbelliferae). Cũng có cây Sài hồ tên khoa học là Bupleurum scorzoneraefolium Willd dùng rễ hoặc toàn cây làm thuốc như nhau.

Vị thuốc sài hồ

Ở Việt Nam, cây thường thấy ở các tỉnh vùng ven biển. Nhiều nhất ở khu vực miền Trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nam sài hồ là cây ưa sáng, thường mọc thành khóm riêng lẻ. Và thích nghi đặc biệt với vùng nước lợ. Nhưng cây vẫn có thể sinh trưởng tốt ở vùng nước ngọt hoặc những vùng bị nhiễm mặn. Đôi khi cũng tạo thành quần thể tương đối điển hình. Mùa hoa quả: 5-7.

Công năng và chủ trị:

Giải cảm nhiệt dùng với các bệnh sốt do cảm mạo, phối hợp với cát căn hoặc bán hạ. Sơ can giải uất ích tinh sáng mắt dùng đối với bệnh hoa mắt chóng mặt do can khí uất trệ. Kiện tỳ vị bổ trung ích khí thăng dương khí dùng. Trong các trường hợp bụng đầy trướng nôn lợm. Trừ ác nghịch dùng chữa sốt rét phối hợp với thường sơn thảo quả.

Liều dùng

Liều dùng từ 8-16g. Những người âm hư hỏa vượng nôn lợm ho, đầu đau căng không nên dùng. Do có chất saponin có tính chất kích thích vì thế khi dùng liều cao có thể gây nôn lợm. Vị thuốc có tác dụng hạ nhiệt, kháng khuẩn giống như thanh cao có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của kí sinh trùng sốt rét và trực khuẩn lỵ.

Nguồn: daihocduochanoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.