Đoàn thanh niên hết mình hỗ trợ giải cứu nông sản có nguy cơ mất trắng của nông dân
Đời Sống Văn Hóa

Cứu nguy nông sản trong tình hình dịch bệnh kéo dài

5 phút, 13 giây để đọc.

Tình hình dịch Covid-19 hiện nay vẫn còn rất căng thẳng. Chính vì vậy con đường lưu thông hàng hóa vẫn gặp muôn vàn trắc trở. Do tình hình dịch bệnh không mấy tiến triển, vận chuyển hàng hóa nông sản gặp nhiều trở ngại gấp bội. Nông sản đồng loạt rơi vào tình trạng “chết đứng”. Vì những người buôn lái đã ngừng thu mua 1 lượng lớn nông sản. Tình hình này khiến những người nông dân ở Nghệ An rơi vào tình cảnh ngang trái; lao đao, có nhiều nơi đã phải vứt bỏ nông sản – nguồn sống của gia đình. Trong hoàn cảnh đáng buồn này, đoàn thanh niên Việt Nam đã cùng nhau hỗ trợ; “giải cứu” nguồn nông sản của người nông dân. Hành động “giải cứu” đã được dautuso1 đưa tin ngay trong bài này.

Đồng lòng hỗ trợ nông sản của người nông dân

Để hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân tỉnh Nghệ An. Nhiều chuyến xe hỗ trợ, điểm bán và những tình nguyện viên đã thực hiện giải cứu nông sản cho bà con. Tại huyện Diễn Châu, các cán bộ, đoàn viên đã đến cánh đồng rau xã Diễn Phong. Tiến hành thu hoạch, “giải cứu” cải bắp cho người dân. Thu mua trên 6 tấn cải bắp.

Chung tay giải cứu cải bắp cho bà con nông dân

Chị Trần Thị Nụ, người dân xã Diễn Phong phấn khởi cho biết; “Trước cảnh trắng tay vì rau đã đến kỳ thu hoạch mà không có thương lái thu mua như các năm. Chúng tôi phải bán với giá rẻ nhưng cũng không bán được. Đành phải để không ngoài đồng. Nhờ có sự chung tay của các đoàn viên thanh niên; các tổ chức đến giúp bà con thu hoạch, vận chuyển đi tiêu thụ. Ngoài ra các tình nguyện viên cũng tích cực kêu gọi bán online. Và tìm đầu ra ổn định hơn cho bà con nông dân, chúng tôi mừng lắm”.

Tình hình giải cứu nông sản

Phó chủ tịch UBND huyện Diễn Châu ông Phan Xuân Vinh cho biết; trên địa bàn huyện có 2 nghìn ha trồng rau xanh. Ứớc tính hàng nghìn tấn nông sản đang ế ẩm. Tại xã Diễn Phong, lượng rau, chủ yếu bắp cải tồn đọng khoảng 700-800 tấn. Giá cả rơi xuống mức 1 nghìn đồng/kg, nhưng vẫn không bán được. Trước tình hình khó khăn nói trên, tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên huyện Diễn Châu đã vào cuộc. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân chung tay giải cứu nông sản cho bà con.

Cán bộ đoàn thanh niên trực tiếp ra tận cánh đồng. Tổ chức thu hoạch, thu gom, thu mua nông sản cho bà con. Theo Liên đoàn lao động huyện Diễn Châu đến ngày 16.3. Các tổ chức công đoàn cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp; cá nhân chung tay mua giúp rau xanh cho bà con nông dân bị tồn đọng. Do ảnh hưởng của dịch, khối lượng rau xanh được “giải cứu” khoảng hơn 500 tấn.

Cần giải cứu nông sản nhiều nơi khác

Tình cảnh “được mùa, mất giá” tại xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu đang là thực trạng chung của nhiều địa phương. Những nơi được xem là vựa rau lớn ở Nghệ An. Như xã Quỳnh Liên thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh,… (huyện Quỳnh Lưu). Tại xã Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai, hàng chục ha cây su su chín trắng ruộng. Cùng với đó những cánh đồng rau nhiều xã ở huyện Quỳnh Lưu cũng vào mùa vụ thu hoạch và đạt năng suất cao.

Đoàn thanh niên cùng các cơ quan ban ngành chung tay giải cứu nông sản nhiều nơi

Tuy nhiên, rau được mùa thì giá thu mua lại rớt thê thảm. Nhiều cánh đồng không có người đến thu mua. Giá rẻ, không có người mua nên su su rụng đầy ruộng. Đành tập trung lại để làm phân bón và làm thức ăn chăn nuôi lợn, bò,…Trước tình trạng đó, có rất nhiều đơn vị, tổ chức, đoàn thể trong và ngoài tỉnh; cũng đã tiến hành ”giải cứu” cho người trồng rau trên các địa bàn chưa tiêu thụ được.

Quýt bán ra chỉ với giá 2.000 đồng/kg

Ngoài rau mùa, các loại nông sản của bà con như quýt ở huyện Nghĩa Đàn; cũng trong tình trạng rớt giá rớt thê thảm. Người trồng quýt ở đây cho biết, các năm trước, giá quýt trung bình từ 8.000 – 10.000/kg. Nhưng năm nay, giá quýt rớt chỉ còn 2.000 đồng/kg. Vẫn không có người mua.

Trước nỗi khổ của người trồng quýt, tỉnh đoàn Nghệ An đã kêu gọi lực lượng đoàn viên; thanh niên chung tay hỗ trợ, giải cứu quýt. Bằng các hình thức thu mua quýt, thông qua mạng xã hội. Lực lượng đoàn viên, thanh niên quảng bá và chia sẻ cho các tổ chức, thương lái, cơ quan có nhu cầu sử dụng. Tính đến hết ngày 16.3, các đoàn viên, thanh niên đã giải cứu được gần 100 tấn quýt.

Cam Phủ Quỳ dù giá thấp cũng không có thương lái mua

Ủy ban Nhân dân huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An vừa cho biết, đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp phối hợp cùng UBND hai xã Nghĩa Xuân, Minh Hợp là hai xã trọng điểm có sản lượng cam Phủ Quỳ lớn nhất cùng với Công ty cổ phần Trang trại Nông sản Phủ Quỳ và Công ty TNHH Mia Fruit tìm phương án hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ.

Cam đến vụ thu hoạch đều đã chín rộ, ngon, hương vị đậm đà nhưng rất ít thương lái thu mua mặc dù mức giá tại vườn rất thấp. Đặt người nông dân trồng cam bóc Phủ Quỳ vào viễn cảnh nhìn hàng tấn cam chờ rụng xuống vườn. Để hỗ trợ bà con tiêu thụ, giải cứu cam bóc Phủ Quỳ, UBND huyện Quỳ Hợp đã chỉ đạo thành lập Ban vận động chương trình hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ cam, quýt cho bà con nông dân huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) nhằm hỗ trợ quảng bá sản phẩm và thúc đẩy tiêu thụ cho nông dân.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.