Điều luật về cho vay nặng lãi được sửa đổi
Kinh Tế - Thị Trường Thông Tin Kinh Tế

Điều luật về cho vay nặng lãi được sửa đổi

4 phút, 39 giây để đọc.

Vay nặng lãi là một hiện tượng tín dụng phổ biến. Nhiều người đã biết được điều không tốt mà nó đem lại. Thế nhưng bởi nhu cầu kinh tế mà vẫn đi vay nặng lãi. Đối với các đơn vị đòi nợ cũng vậy, rất có thể sẽ bị xử lý hình sự. Nguyên nhân bởi họ chính là đồng phạm đối với những đơn vị cho vay nặng lãi. Vừa mới đậy, đã có điều liaatj được sửa đổi và bổ sung. Tòa án nhân dân tối cao đã đem việc xét xử vay nặng lại vào trong giao dịch dân sự. Từ đây là bắt đầu có các hình phạt đối với những đơn vị cho vay nặng lãi.

Thế nào là cho vay nặng lãi

Cho vay nặng lãi hiện nay đang là hiện tượng phổ biến. Nó diễn biến phức tạp. Các tổ chức cho vay nặng lãi hoạt động có tổ chức với tính chất nguy hiểm. Từng gây ra nhiều mối đe dọa cho xã hội. Hình thức cho vay lãi được hiểu khái quát theo phương diện của xã hội và con người. Khi nhìn vào đó là hình thức của một tổ chức cho người dân có nhu cầu vay tiền. Với lãi suất quá cao vượt so với mức lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thế nào là cho vay nặng lãi

Việc cho vay lãi cũng được quy định trong Pháp luật Nhà nước Việt Nam. Cụ thể là tại Điều 476 của Bộ luật Dân sự do Quốc Hội quy định. Theo đó các bạn có thể hiểu rằng; lãi suất giữa bên vay và bên cho vay được thỏa thuận khi tiến hành giao dịch vay vốn. Nhưng lãi suất này không được vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản. Thông tin được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều luật được sửa đổi và bổ sung

Dự thảo Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (Bộ luật Hình sự) về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và việc xét xử vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Đối với việc xác định số tiền thu lợi bất chính; dự thảo quy định trường hợp giao dịch dân sự chưa hết thời hạn mà bị phát hiện. Thì tiền thu lợi bất chính được xác định theo số tiền mà người vay thực tế đã trả.

Trường hợp giao dịch dân sự đã hết hạn nhưng người vay chưa trả được tiền lãi. Hoặc là mới trả được một phần tiền lãi. Thì số tiền thu lợi bất chính vẫn được xác định trên cơ sở của cả thời gian của giao dịch dân sự. Đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp người thực hiện hành vi cho vay lãi nặng thu phí của người vay. Như phí hợp đồng, phí tư vấn, phí dịch vụ, phí liên lạc. Thì khoản tiền này được cộng với tiền lãi. Qua đó để xác định lãi suất và tiền thu lợi bất chính khi xem xét trách nhiệm hình sự.

Trường hợp người môi giới (trung gian) câu kết với người cho vay thu phí dịch vụ của người vay để cùng thu lợi bất chính thì khoản tiền này được cộng với tiền lãi để tính lãi suất và tiền thu lợi bất chính khi xem xét trách nhiệm hình sự.

Các trường hợp nghiêm trọng

Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần phạm tội từ 100 triệu đồng trở lên, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 2 lần trở lên” quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự.

Các trường hợp nghiêm trọng

Trường hợp người trung gian thực hiện hành vi tư vấn, môi giới… hoặc có hành vi khác tham gia vào quá trình cho vay lãi nặng, đòi nợ (như dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, góp vốn…) mà biết rõ để thực hiện việc cho vay lãi nặng nhưng vẫn thực hiện thì bị xử lý hình sự với vai trò là đồng phạm trong vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như ép buộc lấy tài sản, đánh người vay…) thì tùy từng trường hợp họ phải bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng.

Tiền có thể được trả hoặc thu

Ngoài ra, tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thu được từ việc cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là khoản tiền người phạm tội chiếm đoạt bất hợp pháp, được trả lại cho người vay, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy…) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu, sung vào ngân sách Nhà nước.

Nguồn: Vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.