cây đinh lăng trong y học cổ truyền
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Tìm hiểu chi tiết về cây đinh lăng trong y học cổ truyền

6 phút, 53 giây để đọc.

Từ lâu khi ngành y chưa thật sự phát triển như bây giờ, ông cha ta đã tìm ra được vô số loại thảo dược quý hiếm và công dụng cực tốt từ các cây thảo mộc thiên nhiên. Nhưng hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một loại cây vừa có thể làm rau sống mà vừa có thể dùng làm bài thuốc quý khi cần thiết, đó là cây đinh lăng. Vậy bạn đã biết được rỏ về cây đinh lăng và công dụng của nó mang lại tốt như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.

Tìm hiểu chi tiết về cây đinh lăng

Đặc điểm hình thái cây đinh lăng

Cây đinh lăng là cây thân bụi, chiều cao trung bình từ 1 – 2,5m, vỏ cây có màu nâu xám, sần sùi, không có gai. Thường có những vết sẹo lồi to do lá rụng. Lá đinh lăng được chia thành 2 dạng mọc so le với nhau: lá kép và lá chét. Lá kép lông chim được xẻ 2- 3 lần, phiến lá kép có thùy sâu và mép răng cưa không đều. Còn lá chét đinh lăng có răng cưa nhọn. Nhưng chia thùy nhọn không đều, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới.

Cuống lá dài, có hình tròn và có màu xanh đậm, đáy cuống phình to thành bẹ lá. Hoa đinh lăng là loài hoa lưỡng tính, thường mọc thành chùm và mọc ở đầu cành, mỗi cụm hoa là 1 khối hình chùy ngắn, kích thước của hoa khá nhỏ. Hoa có màu lục nhạt hoặc trắng xám, hoa đinh lăng có 5 cánh trắng hình trứng. Quả thuộc dạng quả có hạch, hình bầu dục, có màu trắng bạc dài chỉ từ 0,4 – 0,7cm.  Trên đỉnh thường vẫn còn sót lại vòi nhụy.

đặc điểm cây đinh lăng

Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae). Theo đông y, đinh lăng có tính mát; lá đinh lăng có vị đắng, tính mát, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng… Lá đinh lăng dùng nhiều trong chế biến món ăn. Còn rễ đinh lăng quen thuốc với nhiều tác dụng chữa bệnh.

Hiệu quả của cây đinh lăng mang lại

Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe.

  • Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
  • Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

Liều dùng bài thuốc từ cây đinh lăng: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Đặc biệt, rượu và nước sắc rễ đinh lăng lá nhỏ ngày xưa thường được các lương y dùng để chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực, nên danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây đinh lăng lá nhỏ là “cây sâm của người nghèo”. Người Ấn Độ còn dùng đinh lăng lá nhỏ làm thuốc hạ sốt, làm săn da và niêm mạc.

Ứng dụng cây đinh lăng trong ngành y

Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:

  • Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta
  • Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng
  • Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ
  • Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt

Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

Tổng hợp bài thuốc hay từ cây đinh lăng

Đinh lăng được sử dụng phổ biến trong dân gian với nhiều tác dụng chữa bệnh. Các bài thuốc dân gian từ cây đinh lăng đều dễ thực hiện và dễ dùng, cho hiệu quả nhanh

tổng hợp bài thuốc

Theo kinh nghiệm dân gian, lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá… và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.

Ngăn ngừa dị ứng và tăng cường cơ thể

Nguyên liệu: Lá đinh lăng tươi (150 – 200 g).

Phương pháp:

  • Đun sôi khoảng 200 ml nước
  • Lá đinh lăng sau khi rửa sạch cho vào nồi đun (5 – 7 phút)
  • Sau đó chắt nước đầu tiên rồi đổ thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai
  • Sau 5 phút chắt lấy nước

Cách dùng:

  • Sử dụng hỗn hợp nước đã chắt được để uống trong ngày
  • Uống khi thuốc còn nóng sẽ tốt hơn

Lưu ý: dùng lá tươi thuận tiện không tốn thời gian khi nấu, lượng nước ít và đảm bảo lượng hoạt chất cần thiết.

Cây đinh lăng trị bệnh tắc tia sữa

Nguyên liệu:

  • Rễ đinh lăng 40 g
  • Gừng tươi 3 lát

Cây đinh lăng trị bệnh tắc tia sữa

Phương pháp:

  • Đổ 500 ml nước vào nồi đun sôi
  • Cho rễ cây đinh lăng và 3 lát gừng tươi đã rửa sạch vào nồi để sắc (nhỏ lửa)
  • Sắc đến khi lượng nước còn 250 ml là được

Cách dùng:

  • Chia lượng nước làm 2 lần uống trong một ngày
  • Uống khi thuốc còn nóng

Ngăn ngừa dị ứng và tăng cường cơ thể

Nguyên liệu: Lá đinh lăng tươi (150 – 200 g).

Phương pháp:

  • Đun sôi khoảng 200 ml nước
  • Lá đinh lăng sau khi rửa sạch cho vào nồi đun (5 – 7 phút)
  • Sau đó chắt nước đầu tiên rồi đổ thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai
  • Sau 5 phút chắt lấy nước

Ngăn ngừa dị ứng và tăng cường cơ thể

Cách dùng:

  • Sử dụng hỗn hợp nước đã chắt được để uống trong ngày
  • Uống khi thuốc còn nóng sẽ tốt hơn

Lưu ý: dùng lá tươi thuận tiện không tốn thời gian khi nấu, lượng nước ít và đảm bảo lượng hoạt chất cần thiết.

Các bài thuốc chữa ho từ lá đinh lăng

Chuẩn bị: Rễ đinh lăng, đậu săn, bách bộ, nghệ vàng, tang bạch bì, tần dày với lượng bằng nhau là 8g; 4g gừng khô.

Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm và sắc lên với khoảng 600ml nước. Đun thật kỹ cho đến khi thấy nước cạn, còn khoảng 250ml nước thì tắt bếp.

Cách dùng: Dùng nước này để chia thành 2 lần uống trong ngày. Nên dùng khi còn nóng để mang đến hiệu quả tốt.

Một số bài thuốc khác

  • Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gr lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
  • Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
  • Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30gr, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
  • Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể./.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về vấn đề thân cây đinh lăng có ngâm rượu được không cũng như công dụng của loại cây này trong điều trị bệnh. Hi vọng kiến thức trên đây đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về loại cây này.

Nguồn: benh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.