Bỏ ngay 10 thói quen làm vừa làm đồ dùng nhà bếp của bạn nhanh hỏng, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe
Ẩm Thực Mẹo hay nhà bếp

Bỏ ngay 10 thói quen làm vừa làm đồ dùng nhà bếp của bạn nhanh hỏng, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe

5 phút, 14 giây để đọc.

Phòng bếp được coi là không gian giữ lửa yêu thương, đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết gia đình. Hơn bất kỳ không gian nào khác, phòng bếp là nơi cần được đảm bảo vệ sinh tuyệt đối vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.Tuy nhiên, có những thói quen xấu trong cách sử dụng đồ dùng, chế biến và bảo quản thực phẩm trong không gian bếp mà nhiều người mắc phải vừa khiến những vật dụng nhà bếp nhanh xuống cấp, vừa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nếu căn bếp không trở thành “thảm họa” thì bạn hãy từ bỏ ngay những thói quen xấu này.

Thói quen xấu thường dùng chung dụng cụ cho thực phẩm sống với chín

Trong các loại thực phẩm sống luôn chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng và chúng chỉ bị tiêu diệt khi được nấu chín. Việc dùng chung đồ sống và chín có thể khiến vi khuẩn bám vào thức ăn, cơ thể tiêu thụ sẽ bị lây nhiễm nhiều căn bệnh. Do đó, bạn nên sắm riêng bộ dụng cụ cho thức ăn sống và thức ăn chín; đặc biệt không sử dụng lẫn lộn để bảo vệ sức khỏe.

Thói quen xấu thường dùng chung dụng cụ cho thực phẩm sống với chín

Thói quen dùng nước rửa chén để rửa thớt

Thớt là một trong những vật dụng tập trung nhiều vi khuẩn. Do đó, không chỉ phân loại thớt mà khi vệ sinh chúng mà chúng ta cũng cần vệ sinh đúng cách. Dùng nước rửa chén để rửa thớt sẽ vô tình khiến hóa chất tẩy rửa bám lại trên thớt và dễ xâm nhập vào thực phẩm. Do đó, tốt nhất với thớt, chúng ta nên dùng quả chanh cắt đôi; nhúng vào bát muối và chà lên thớt rồi rửa lại với nước sạch là được.

Dùng cọ kim loại để rửa chảo

Kim loại là kẻ thù của chảo chống dính. Thực tế, rất nhiều người thường quen tay dùng miếng cọ kim loại để rửa chảo và cho rằng rửa như vậy chảo sẽ sạch hơn. Nhưng đây lại là một sai lầm bởi việc chà xát bằng miếng cọ kim loại sẽ khiến lớp chống dính bị bong tróc; không chỉ làm chảo nhanh hỏng; mà khi nấu ăn còn khiến chất độc dễ ngấm vào thực phẩm hơn.

Dùng cọ kim loại để rửa chảo

Không thường xuyên vệ sinh bồn rửa

Bồn rửa chén chứa lượng vi khuẩn cao gấp 100.000 nhà vệ sinh. Ngay cả khi sử dụng máy rửa chén, vi khuẩn vẫn có thể tồn tại; đặc biệt tại gioăng cao su ở cửa buồng máy. Vậy tốt nhất, nên thường xuyên vệ sinh bồn rửa chén với baking soda và giấm hoặc giấm và muối. Với máy rửa chén, thỉnh thoảng hãy để máy chạy ở trạng thái rỗng với hỗn hợp giấm; và baking soda thay chất tẩy rửa.

Bảo quản đồ dùng không đúng cách

Nhiều người khi rửa xong liền cất bát đĩa vào tủ để tránh bụi nhưng môi trường kín và ẩm có thể khiến vi khuẩn sinh sôi. Bát đũa chất chồng lên nhau khi chưa khô cũng có thể gây mùi hôi, kém sạch sẽ. Nếu không có tủ sấy bát đũa, khi rửa xong; hãy lau thật khô bằng khăn thấm nước, rồi hãy cất đi. Nên đặt bát đũa đã rửa vào nơi thoáng khí, khô ráo để đảm bảo bát sạch, khô cho lần sử dụng sau.

Bảo quản đồ dùng không đúng cách

Thói quen không lau chùi nồi cơm điện sạch sẽ trước khi cắm điện nấu cơm

Nhớ lau thật khô lòng nồi trước khi cho vào nồi cơm điện để tăng tuổi thọ cho chiếc nồi của bạn. Bên cạnh đó bạn cũng nên dùng miếng chùi nồi mềm; thay vì miếng bùi nhùi bằng kim loại gây tróc lòng nồi.

Không chịu thay miếng rửa chén

Nếu bạn không giữ miếng rửa chén khô ráo, sạch sẽ sau những lần rửa thì nó sẽ tạo thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn sẽ sinh sôi, nảy nở. Vì thế, nhằm đảm bảo chén bát của bạn được làm sạch hoàn hảo, hãy thường xuyên vệ sinh cả miếng rửa chén để tẩy cặn, chất bẩn; và vi khuẩn trên nó. Thay mới những miếng rửa chén bị xuống cấp; bề mặt bị ăn mòn làm giảm khả năng cọ rửa và tăng khả năng giữ chất bẩn.

Không chịu thay miếng rửa chén

Dùng khăn giấy lau mọi bề mặt

Khăn giấy không phải là lựa chọn thích hợp để lau chùi một số bề mặt; ví dụ như kính hoặc bàn bếp bằng gỗ được đánh vecni. Vì khăn giấy có thể bị mài mòn trong quá trình lau nên sẽ có nguy cơ để lại vết xước trên các bề mặt mỏng manh này. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một miếng vải mềm để không làm hỏng bất cứ thứ gì.

Không có nắp bảo quản dao

Một sai lầm phổ biến mà nhiều người trong chúng ta mắc phải là đặt tất cả các loại dao vào cùng một ngăn kéo. Các lưỡi dao sẽ va chạm liên tục vào nhau khi ngăn kéo được mở ra đóng lại nhiều lần và nhanh hỏng. Thay vào đó, bạn có thể cất dao vào hộp đựng dao hoặc phủ lên mỗi lưỡi dao một thứ gì đó có thể ngăn ngừa các tác nhân làm hỏng dao.

Không có nắp bảo quản dao

Dùng giấm để làm sạch mọi thứ

Tránh dùng giấm để làm sạch mặt bàn bằng đá granite và đá cẩm thạch; gạch lát sàn bằng đá; bề mặt kim loại hoặc sàn gỗ cứng. Giấm có tính axit cao và sẽ mài mòn các bề mặt này nhanh hơn bình thường. Trong khi đó, nó lại rất thích hợp để làm sạch lò vi sóng, máy rửa chén, tủ lạnh, bồn rửa và vòi nước.

Trên đây là 10 thói quen làm vừa làm đồ dùng nhà bếp của bạn nhanh hỏng; vừa ảnh hưởng đến sức khỏe. Hy vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hay và bổ ích nhất. Hãy theo dõi dautuso1.com để có nhiều thông tin hay và bổ ích hơn nhé!

Nguồn: soha.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.